Chủ Doanh Nghiệp nên tập trung vào điều gì ?

Trong suốt quá trình kinh doanh và làm mảng online từ 2010 đến nay, Kỷ gặp rất nhiều chủ doanh nghiệp đi lên từ hai bàn tay trắng và cũng chứng kiến rất nhiều chủ doanh nghiệp hào hứng cầm tiền gia nhập thị trường và sau đó trắng tay. Vậy sự giống và khác của họ là gì?

1 : Giống nhau : Đều không thể đủ kiến thức trong kinh doanh.

– Thị trường online là một thị trường có sức cạnh tranh lớn giữa các nhà bán hàng , các nền tảng bán hàng và thay đổi theo từng ngày, từng giờ.

Cứ trung bình 2-3 năm là người dùng lại làm quen với 1 nền tảng mới , nhà bán hàng lại cần làm quen với một phương thức tiếp cận khách hàng mới. Điều này tốn quá nhiều thời gian.

Chưa kể : Các bạn cũng sẽ cần kinh nghiệm và kiến thức với :

– Nguồn hàng :

– Vận hành :

– Thương Hiệu & Khách Hàng

– Tài Chính & Quay vòng vốn.

– Nhân Sự & Bán Hàng.

Với mỗi nền tảng, thì những gạch đầu dòng trên lại cần mô hình khác nhau. Việc áp dụng 1 mô hình duy nhất cho tất cả các nền tảng là điều ko dễ. Mà chủ doanh nghiệp thì thấy cái gì cũng hay, cái gì cũng muốn làm! Mỗi tội, ko thể lúc nào cũng đủ kiến thức để làm mọi việc .

2 : Khác nhau : Lựa chọn cho việc xây dựng nền tảng của mình.

Để xây dựng nền tảng kinh doanh cho mình, chúng ta sẽ cần giải quyết nhiều vấn đề và sau đó học được bài học rút ra từ việc xử lý vấn đề đó .

– Có người tập trung vào vấn đề .

– Có người tập trung vào giải pháp .

Người tập trung vào vấn đề sẽ mất thời gian để tìm ra vấn đề do đâu? Do nhân sự hay do thị trường v.v… Việc tìm ra này là ko dễ, và việc tin sai người sẽ khiến bạn hồ nghi mọi thứ xung quanh.

 

Những người tự tin rằng mình giỏi luôn muốn mình tự làm mọi thứ, tự tìm hiểu, tự tuyển nhân sự, tự đào tạo, tự trả giá cho những bài học của mình.

Điều này khiến bạn mất nhiều tiền và thời gian hơn người khác.

 

-> Cái được duy nhất là sau này trong buổi nhậu bạn vỗ ngực : ” Tao chẳng nhờ ai, tự tao làm hết !”

Người tập trung vào giải pháp đơn thuần coi việc kinh doanh là một kênh đầu tư, và dùng tiền làm thước đo tạm thời của giá trị “được – mất” của vấn đề đem lại.

 

 
Tư Vấn Doanh Nghiệp

 

Khi giải quyết 1 việc, họ nghĩ : Mình được gì và mất gì? Có thể nhờ vả, thuê mướn được ai? Mình mất bao lâu để tự học, tự xây đội ngũ làm được việc này? Thời gian đó làm việc khác có hiệu quả hơn không ? Nên tập trung vào xây kênh bán hàng hay tập trung vào xây dựng con người? Thời điểm nào? Bối cảnh nào?

Đặc trưng của những người này là : Không nhận mình giỏi, thậm chí thường bảo mình không biết gì. Sau đó bạn thường xuyên thấy họ cảm ơn người A, cảm ơn người B, cảm ơn nhân viên đã làm việc cùng họ một cách chân thành và công khai.

Vậy là: Họ dành sự tập trung của mình cho đối tác và khách hàng.

– Chỉ cần có nhiều khách hàng: khó khăn lớn hóa khó khăn nhỏ.

– Chỉ cần chọn đúng đối tác: Vấn đề trong hay vấn đề ngoài đều có giải pháp .

Các bạn hãy thử nhìn lại những người kinh doanh xung quanh mình và đối chiếu xem những người có tiền bền vững và những người chỉ kiếm được chớp nhoáng có khác nhau ko?

3 : Được hợp tác với những con người như vậy là may mắn của Kỷ

Kỷ thực sự rất may mắn, trong suốt quá trình làm ăn kinh doanh trong mảng online này đã gặp rất nhiều người. Mỗi người sẽ cho Kỷ những bài học quý giá khác nhau.

Thực sự thì trong DC Group toàn anh em cực đỉnh của chóp, đoàn kết và ko tiếc chia sẻ lại kiến thức cho nhau qua các buổi đào tạo nội bộ. Kỷ cần cù ghi chép và biến nó thành tài liệu của riêng mình.

Từ những tài liệu này, Kỷ đã tư vấn và support cho nhiều doanh nghiệp, với tỷ lệ phù hợp ngày càng cao.

Từ hôm nay 26/05 DC 3 Độ Agency xin chính thức mở gói dịch vụ Tư Vấn Doanh Nghiệp theo tháng, với lộ trình 1 tháng từ 8-10 buổi support và tư vấn trực tiếp theo CHỦ ĐỀ tại Zoom như :

– Quay vòng vốn

– Bán Hàng / Chốt Sale

– Quảng Cáo & Tăng Doanh Thu

– Góc nhỏ về vận hành theo mô hình online

– Xây dựng tài nguyên trên môi trường online

– Xây dựng thương hiệu.

Tầm Quan Trọng Của Xác Định Khách Hàng Mục Tiêu

Trong quá trình triển khai tư vấn doanh nghiệp, câu đầu tiên Kỷ thường hỏi anh em là : Cho Kỷ xin chân dung khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình là gì ? Hầu như anh em trả lời kiểu :

– Khách hàng là người mua sản phẩm / dịch vụ :

– Khách hàng là người cần tính năng sản phẩm / dịch vụ

vv …

Mình cười : Thế theo bạn cứ ai trả tiền cho bạn hoặc chuẩn bị trả tiền cho bạn đều là khách hàng mục tiêu à ? Vậy thì bạn sẽ gặp rất nhiều người ko trả tiền mà chỉ vào trêu bạn , xong rồi nếu bạn ko phục vụ hay hầu hạ họ vừa lòng thì họ sẽ cào mặt ăn vạ nói rằng bạn đối xử với họ thế nọ thế kia .

Với thời buổi internet này thì thời gian đi xử lý khủng hoảng truyền thông hơi bị mệt đấy. Đó là chưa kể, bên nước ngoài còn có 1 bộ phận chuyên đi bắt vạ và đi kiện các doanh nghiệp. Văn hóa đấy rồi sẽ du nhập vào Việt Nam, đừng chủ quan.

  1. Khách hàng mục tiêu là gì?

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng khách hàng trong đoạn thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp bạn hướng tới. Nhóm khách hàng này phải có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Và khả năng chi trả cho những sản phẩm, dịch vụ ấy. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có sự nhầm lẫn giữa khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng.

– Theo Kỷ thì : khách hàng mục tiêu sẽ ảnh hưởng khách hàng tiềm năng . Bởi nhóm khách hàng tiềm năng là nhóm khách hàng có nhu cầu, tuy nhiên chưa rõ ràng và chưa quyết định mua sản phẩm.

Chuyện thực tế : Kỷ hỏi đi hỏi lại tất cả nhân sự của 3 Độ : Khách hàng mục tiêu của chúng ta là ai : Hầu như anh em đều trả lời : Anh em Ads thủ đang dùng mạng xã hội để quảng cáo.

-> Từ sai KHMT : dẫn đến nội dung quảng bá chỉ tập trung vào nội dung kỹ thuật quảng cáo . Điều mà chủ doanh nghiệp mặc định đau đầu .

-> Từ sai KHMT : dẫn đến các nội dung trao giá trị lại thu hút một lượng Ads thủ đến và mong nhận các video hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật quảng cáo . Điều mà đáng ra là bí mật kinh doanh của Agency .

vv …

Vậy khách hàng mục tiêu của DC 3 Độ Agency là ai ?

Chủ Doanh Nghiệp.

– Trưởng phòng Kinh Doanh.

– Trưởng phòng Marketing.

Quý khách hàng này quan tâm tới điều gì ?

– Chiến lược doanh nghiệp trong Digital Marketing.

– Chiến thuật Digital Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

– Quy trình triển khai đóng gói công việc triển khai của team Content , team Ads , Sale , Chăm sóc khách hàng ứng với thị trường Digital Marketing .

– Triển khai làm mẫu – bàn giao quy trình tạo ra kết quả .

Còn nếu nhân sự 3 Độ xác định khách hàng mục tiêu là Ads thủ?

– Quan tâm tới kỹ thuật quảng cáo.

– Quan tâm tới việc làm sao để tài khoản sống khỏe

– Quan tâm tới việc làm sao để ăn ngưỡng ?

– Quan tâm tới việc làm sao để ân hạn ?

– Quan tâm tới các tut trick để chuyển tiền ảo từ tài khoản quảng cáo thành tiền thật vào túi mình. ( Đoạn này có vào túi chủ doanh nghiệp ko thì hên xui, thường là xui nếu ko có quy trình quản lý tài khoản ).

 
Khách Hàng Mục Tiêu
 

Bởi vậy , đây là nhóm khách hàng tiềm năng : nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ chưa rõ ràng và bị ảnh hưởng bởi nhóm khách hàng mục tiêu về quyết định .

Xác định khách hàng mục tiêu là bước cần thiết cho bất kỳ công ty nào trong quá trình phát triển kế hoạch tiếp thị. Không biết khách hàng mục tiêu là ai có thể tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc của một công ty.

Câu hỏi thứ hai cần giải quyết là insight khách hàng mục tiêu là gì? là việc diễn giải hành vi, xu hướng của họ dựa trên dữ liệu thu thập được.

Từ đó đưa ra các chiến lược quảng cáo, sản xuất cụ thể nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăng doanh thu bán hàng để doanh nghiệp và khách hàng đều có lợi.

Ngày hôm qua 21/03/2022 Kỷ vừa tư vấn cho 1 chủ doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng.

Từ ngân sách quảng cáo là 50-60 triệu / ngày giờ giảm còn 3-4 triệu / ngày . Vậy họ sẽ gặp các trường hợp gì ?

– Bài toán về khách hàng mục tiêu :

– Bài toán về công thức chia tiền để giữ nhân sự .

– Bài toán về tạo rào cản gia nhập ngành cho chính nhân sự công ty mình .

– Bài toán về bảo mật data và tối ưu data thành chuyển đổi số.

Vì sao Kỷ lại có thể hiểu vấn đề của khách hàng dù khách hàng chưa nói ?

  1. Đặt mình vào vị trí của khách hàng mục tiêu để thấu hiểu:

Khi bạn xác định rõ ràng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, bạn sẽ tập trung hơn vào việc kết nối với chỉ một nhóm khách hàng này thôi.

Là một thương hiệu, bạn không muốn thu hút thật nhiều khách hàng, nhưng lại mờ nhạt, không để lại dấu ấn; bạn muốn tập trung thu hút một nhóm khách hàng cụ thể, có khả năng hợp tác lâu dài với doanh nghiệp của bạn.

Khi bạn hiểu rõ nhóm khách hàng mục tiêu của mình, bạn có thể đặt mình vào vị trí của họ và nhìn nhận vấn đề từ vị trí của khách hàng.

Bạn có thể xác định những vấn đề mà họ gặp phải, những khó khăn cụ thể mà họ phải vượt qua, để giải quyết những vấn đề đó. Từ đó, bạn có thể đưa ra giải pháp và thỏa mãn nhóm khách hàng tiềm năng của mình.

Các bạn thấy đấy : Đừng dùng nguồn lực của mình phục vụ cho khách hàng tiềm năng quá nhiều , hãy tập trung nguồn lực để phục vụ khách hàng mục tiêu .

Tuy nhiên : Đây là bí mật kinh doanh, nên đừng để khách hàng tiềm năng biết điều này…

Thương hiệu hay Thương “hại”

Khách hàng là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Nếu họ không nhớ bạn đồng nghĩa bạn không có “tài sản”

Thực ra nói thế thì cũng hơi quá, nhưng mình chỉ muốn chứng minh tầm quan trọng của truyền thông (Đối với doanh nghiệp lớn hoặc sản phẩm giá cao)

Đối với sản phẩm Trend thì mình không nói, vì họ không cần thương hiệu mà chỉ cần sản phẩm đúng trend và phù hợp với người tiêu dùng là được.

Nhưng với sản phẩm giá cao hoặc nếu bạn muốn kinh doanh lâu dài thì thương hiệu rất quan trọng

Người ta có sách: “Truyền sao cho thông”

4 Từ này cũng đủ để mô tả về đặc thù công việc. Vậy nên hãy làm sao để khách hàng cảm thấy hài lòng khi tương tác với bạn thay vì cảm thấy thương “hại”

 
Thương hiệu hay thương hại
 

Bạn cần đặt ra 2 câu hỏi trước khi viết bài Content

  1. Mình muốn truyền tải thông điệp gì?
  2. Mình sẽ làm nó như thế nào?

Ví dụ như bài viết này, mình muốn nói tầm quan trọng của truyền thông đối với doanh nghiệp lớn hoặc sản phẩm giá cao

Đối với các doanh nghiệp lớn thì thương hiệu rất quan trọng. Giờ hầu như doanh nghiệp nào cũng xây Fanpage, Group, Website, Youtube, Tiktok, IG,…

Ai cũng chạy Ads, ai cũng đồn ngân sách vào quảng cáo nên nếu bạn không có chiến lược phù hợp chắc chắn sẽ bị “cá mập” nuốt

Case : Người không có chuyên môn giúp X2 Doanh Thu bán hàng.

Các cụ có câu : ” Một người hay lo bằng một kho người hay làm”, điều này vẫn luôn đúng cho đến ngày nay .

Câu chuyện này có thật đến từ chính công ty DC 3 Độ Agency và được mình áp dụng thành công trong các case tư vấn chiến lược. Vì sao lại như vậy?

Xóa mù Tư Duy Truyền Thống:

– Kỷ đi tư vấn doanh nghiệp: Gặp 10 anh thì đến 9,5 anh là đầu tiên yêu cầu Kỷ đi học về sản phẩm/dịch vụ mà công ty anh cung cấp. Anh say sưa kể về sản phẩm mình tốt thế nào, cũng giống Kỷ tập trung đào tạo Trình Độ cho anh em nhân sự 3 Độ trước vậy.

Có ĐỊNH LÝ chúng ta đều rõ: Phải hiểu sản phẩm mới bán được hàng – Phải có trình độ thì mới phục vụ được khách hàng.

Và HỆ QUẢ chúng ta mặc định: Tập trung đào tạo nhân sự Hiểu sản phẩm trước để làm nhân sự Sale. Tập trung xây dựng nhân sự trình độ chuyên môn trước để làm dịch vụ cho khách hàng.

Điều này thực ra thì vẫn ra kết quả bình thường, trước đây chúng ta vẫn làm vậy có sao đâu? Tại sao ông Kỷ lại bảo xóa mù Tư Duy Truyền Thống? Hay ông Kỷ lại bịa ra một lý thuyết mới để lùa gà?

Tư Duy Theo Hành Trình Khách Hàng

– Kiến thức Marketing truyền thống : Hành trình khách hàng sẽ có những giai đoạn : Nhận Biết – Cân Nhắc – Chốt Đơn – Quay Lại – Ủng Hộ.

– Kiến thức Vòng Lặp Mua Hàng của Tiktok : Khám Phá -> Cân Nhắc -> Review -> Tham Gia -> Mua Hàng -> Khám Phá ….

Vậy thì : Nhân sự chuyên môn sẽ chỉ tham gia vào khoảng 2 giai đoạn trong hành trình này đó là : Chốt đơn hoặc là Review.

Họ là người có góc nhìn vào sản phẩm đúng đắn và có chuyên môn về dịch vụ. Chúng ta thường mặc định rằng “họ hiểu khách hàng nhất” tuy nhiên thực ra thì “họ chẳng hiểu cái gì cả.”

Vì sao vậy : Vì đa số lúc này họ ko nhìn vào điều khách hàng tìm kiếm , muốn trải nghiệm , giá trị khách hàng mong chờ mà đa số họ sẽ “chỉ nhìn vào túi tiền của khách hàng!”

Và khách hàng theo họ là ko mua là họ tâm lý ko muốn tiếp !

=> Phí thời gian !

Hành Trình Khách Hàng
 

Điều này như cây si lanh đâm vào cổ doanh nghiệp, cần cù hút máu khiến các doanh nghiệp giảm dần giá trị trong mắt người dùng. Những người “chưa là khách hàng” hoặc “đã mua và ko quay lại.”

Câu chuyện con gà quả trứng : Muốn bán nhiều hàng cần nhiều nhân sự Sale, muốn phục vụ nhiều khách hàng cần có nhiều nhân sự chuyên môn. Thế khách hàng đâu???? Mới hay cũ?

Nhân sự ko có chuyên môn đã khiến X2 doanh thu thế nào?

– Ở công ty DC 3 Độ có anh Tùng thường hỗ trợ Kỷ quản lý anh em trong công việc. Thời gian đầu chính là viết mô tả công việc cho anh em, xây dựng quy trình triển khai từ cái nhỏ nhất như Khách Chuyển Tiền làm gì tiếp đến khách yêu cầu hoàn tiền thì làm gì tiếp v.v….

Cách đây 2 tháng, mình yêu cầu anh trực tiếp tham gia công việc của anh để điều chỉnh mô tả công việc và quy trình công việc cho phù hợp.

Và anh đã khiến doanh thu các mảng anh tham gia X2, dù ko có chuyên môn về sản phẩm/dịch vụ.

 

Anh làm thế nào? Đơn giản là coi mỗi người liên hệ với chúng ta là 1 cơ hội, mỗi khách hàng đến với chúng ta là phải có quà ra về. Khi khách hàng mà chưa phản hồi lại là hài lòng thì anh còn tiếp.

– Bạn đã đóng gói quà tặng cho mỗi khách hàng chưa ?

– Nhân sự coi khách hỏi là cơ hội hay việc làm cho xong ?

– Làm thế nào để nhân sự công ty hiểu nơi nào có đám đông thì nơi đó có thể bán hàng ?

– Làm thế nào để nhân sự mang đám đông về công ty ?

Đúc rút kinh nghiệm DC 3 Độ Agency tư vấn:

– Nhân vật sách 1 : Khách hàng trung thành với trải nghiệm.

– Nhân vật sách 2 : Người nghèo trung thành bởi giá tiền, người giàu trung thành bởi chất lượng.

– Nhân vật sách 3 : Chạm vào nỗi đau của khách hàng, khách hàng phải xì tiền.

Kỷ ko dám phản đối những điều trên, tuy nhiên theo cá nhân của Kỷ thì khách hàng chỉ trung thành với Tổng những giá trị họ mong muốn mà thôi.

Vậy tổng giá trị bằng: Sản phẩm + Giá + Chất Lượng + Trải Nghiệm + Đóng gói quà mang về..

Bạn càng tạo ra được nhiều giá trị để khách hàng khám phá dù chưa bỏ tiền trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ. Thì bạn càng có nhiều khách hàng. Khi bạn có nhiều khách hàng do thấu hiểu – đồng cảm – đồng hành v.v…. thì những nhân sự chuyên môn sẽ đóng vai trò CHUYỂN HÓA những giá trị khách hàng dành cho bạn thành TIỀN.

– Đừng phụ thuộc nhân sự chuyên môn vì vai trò của họ là CHUYỂN HÓA giá trị của doanh nghiệp thành TIỀN THẬT.

– Trước đó, hãy tích lũy và chia sẻ giá trị với khách hàng của bạn. Dù với rất nhiều người, những giá trị đó gọi là giá trị ảo. Tuy nhiên, ít ra thì doanh nghiệp của bạn cũng nên có nhiều giá trị đã chứ?

Quy Trình không xong , Sáng Tạo là vô ích !

– Trong quá trình triển khai cho rất nhiều dự án và tư vấn cho các chủ doanh nghiệp. Kỷ nghe phàn nàn rất nhiều về việc nhân sự của anh rất nhiệt huyết sáng tạo tuy nhiên lại ko biết làm ra kết quả?

Nghịch lý: Nhiệt huyết + sáng tạo = chưa ra kết quả?

Mình tư vấn lại: vậy cần phải định nghĩa xem Kết quả mà anh nghĩ là thế nào và kết quả mà nhân sự triển khai nghĩ là thế nào?

– Kết quả chủ doanh nghiệp muốn: Doanh Thu!

– Kết quả nhân sự triển khai muốn: Hoàn Thành Tác Vụ!

Anh không thể tuyển 1 nhân sự về và muốn họ sẽ nghĩ cho anh và làm cho anh tất cả để đem doanh thu về được.

Thật khó để tất cả nhân sự công ty anh đều hiểu về tư duy Product Manager là gì? Marketing Manager là gì? Sale Manager là gì? Tư duy tài chính và vòng quay vốn thế nào cũng như mối tương quan giữa Văn Hóa Doanh Nghiệp và Chân Dung Khách Hàng hướng tới.

Dù cho anh có thể đào tạo được 1 bạn trở nên hoàn hảo như vậy, câu hỏi tiếp theo là lý do nào để bạn ấy ở lại với anh?

Cần phân biệt rõ giữa sáng tạo và làm việc vô kỷ luật, tự mãn!

Bởi kinh doanh là quá trình xây dựng cách làm để mỗi nhân sự đều tập trung hoàn thành các tác vụ công việc trong bản mô tả công việc đồng thời phối hợp

TeamWork với những bộ phận – nhân sự khác trong công ty để phục vụ cho mục tiêu nâng cao Doanh Thu mà chủ doanh nghiệp đề ra.

Vậy nếu một nhân sự nhiệt huyết và sáng tạo , chỉ thích làm theo cách của mình? Không sao! Tuy nhiên, Kỷ là cho là nếu vài nhân sự đến một nhóm nhân sự đều coi đó là văn hóa là cách đúng đắn khi đi làm thì công ty không khác gì phòng thí nghiệm.

OK, giờ thì doanh thu đến từ đâu?

Với kinh doanh trên nền tảng Online thì doanh thu đến từ Traffic

Vậy thì Traffic đến từ đâu?

1 : Paid Traffic : Ads thủ phụ trách.

2 : Free Traffic : Nhân sự Content phụ trách.

Nào, bây giờ thì định nghĩa Sáng Tạo ?

– Nhân sự nghĩ: “Sáng tạo chính là tạo ra những ý tưởng, những sáng kiến có thể ứng dụng vào cuộc sống thực tại.”

Chủ Doanh Nghiệp nghĩ: “Sáng tạo chính là sự nhìn nhận về thế giới xung quanh theo một góc nhìn mới nhằm kết nối mọi sự vật tưởng chừng như rời rạc với nhau. Sự kết hợp này sẽ tạo nên những sáng kiến vô cùng độc đáo và táo bạo và khiến doanh thu bùng nổ.”

Như vậy: Trong quá trình tư vấn và trao đổi giữa các doanh nghiệp và bản thân kinh doanh của DC 3 Độ Agency. Kỷ thấy rằng hai tư duy về sáng tạo này thực ra khá thống nhất và không có mâu thuẫn.

Vậy vì sao nhân sự nhiệt huyết và sáng tạo lại chưa tạo ra kết quả?

Key ở đây là phải xử lý được là “Kết nối và Rời Rạc”. Nếu như một nhân sự sáng tạo và quá đề cao sự tự do trong công việc và ko thích sự gò bó của quy trình công việc. Thì nhân sự ấy đã gần như mất kết nối và trở nên rời rạc trong công việc với tập thể.

Và đây là điểm mù trong tư duy của rất nhiều nhân sự đi làm.

Quay trở lại chủ đề ban đầu, vậy nếu chủ doanh nghiệp mong muốn là doanh thu thì cần xử lý tốt câu chuyện của Traffic.

Và nếu nhân sự làm việc rời rạc kiểu Traffic của Ads thì Ads phải lo và Free Traffic của Content thì Content tự xử. Thì bản thân liệu cách làm đó đã là cách làm theo tư duy sáng tạo hay chưa?

Giả sử Quy Trình Vòng Đời của một Social Media là :

Vòng đời nhân sự
 

– Vậy nhân sự sáng tạo thực sự phải là một nhân sự đưa ra được cách làm, đưa ra được quy trình phối hợp giữa các bộ phận Sale – Ads – Ban Giám Đốc và team Content để hoàn thiện và tối ưu được Vòng Đời của một Social Media sao cho tạo ra được nhiều giá trị cho doanh nghiệp nhất.

Một ý tưởng triệu đô thì cần nằm trong một hệ thống triệu đô.

– Nếu không? Ý tưởng chỉ đáng giá 3 xu.

Vậy thì: góc nhìn về Thái Độ trong công việc của chủ doanh nghiệp và nhân sự công ty cần thống nhất. Thì sau đó, Trình Độ của nhân sự mới có thể phát huy. Và cuối cùng, Trời Độ cho những tập thể đoàn kết và vững mạnh.

Đây là góc nhìn của DC 3 Độ Agency : Thái Độ – Trình Độ – Trời Độ

Vậy thì : Doanh nghiệp của bạn đã có quy trình triển khai về Free Traffic chưa? Đã có quy trình triển khai về Paid Traffic chưa?

Hãy mạnh dạn Book lịch tư vấn với DC 3 Độ Agency để được giải đáp với phí tư vấn ko hề đắt.

Sau tư vấn, nếu đơn vị bạn vẫn chưa biết làm thì mình sẽ có nhân sự triển khai luôn cho bạn .

Với những khách mời có chuyên môn, trong các buổi support sẽ show case, tài liệu và gửi tặng lại tài liệu cho các bạn. Với mức giá hấp dẫn: 1 Triệu / 1 Tháng ! Tính ra mỗi buổi support các bạn tham gia chỉ với hơn 100.000 VNĐ

Hãy tập trung vào xây dựng nguồn lực của bạn, đóng gói “bí mật kinh doanh” của bạn. Còn những việc bạn chưa biết mà chúng tôi biết, hãy gặp nhau trong các buổi Support! Đừng phí phạm nguồn lực là thời gian và tiền bạc để tự mày mò, nó chỉ vui khi chúng ta ko có áp lực của tiền bạc thôi .

Đăng Kí Tư Vấn Doanh Nghiệp Với Kỷ Ở Dưới Nhé! Trân trọng!