Các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing đầy đủ nhất 2023

các chỉ số đo lường marketing

Hiểu rõ về các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp của Sếp dễ dàng điều chỉnh và phân phối ngân sách hợp lý. Đồng thời còn tạo bước đà để doanh nghiệp vượt qua các đối thủ cạnh tranh đạt hiệu quả cao. 

Vậy chỉ số đo lường trong Marketing là như nào? Tầm quan trọng của nó ra sao? Ưu, nhược điểm thế nào? Hiện nay có các chỉ số đo lường nào phổ biến? Trong nội dung chia sẻ lần này, mình sẽ giúp Sếp hiểu và nắm rõ hơn.

Chỉ số đo lường trong Marketing là gì?

biểu đồ đo lường marketing

Biểu đồ chỉ số đo lường hiệu quả trong Marketing 

Nếu Sếp đang không hiểu chỉ số đo lường hiệu quả trong Marketing là gì thì mình sẽ giải thích theo sự trải nghiệm của mình. 

Đó là các chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động trong Marketing bao gồm có các chi phí bỏ ra cho Marketing và phần thu lại từ hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Tất cả các vấn đề xoay quanh giai đoạn trước và sau khi triển khai chiến dịch Marketing đều phải ghi lại dưới dạng số liệu cụ thể để làm căn cứ đo lường cho hiệu quả Marketing của doanh nghiệp.

Tại sao cần có các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing?

Là các chỉ số đo lường đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động Marketing tại doanh nghiệp. Chúng được coi là “chìa khóa vàng” để tối ưu tất cả các quy trình, đặc biệt là trong những chiến dịch của Marketing. 

Khi đã xác định, đo lường và nắm chắc được các chỉ số cần thiết cho chiến dịch Marketing, Sếp có thể biết được yếu tố nào hiệu quả và không hiệu quả để điều chỉnh phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Giúp doanh nghiệp điều chỉnh ngân sách phù hợp

Cách duy nhất để Sếp có thể biết được rằng ngân sách đầu tư cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp đang được phân phối một đúng phương pháp, hợp lý và hiệu quả. Chính là Sếp cần phải nắm được các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing  một cách liên tục trên mỗi kênh, trong mỗi chiến dịch.

Có như thế mới giúp doanh nghiệp điều chỉnh ngân sách phù hợp với mức chi tiêu đề ra.

điều chỉnh ngân sách

Giúp doanh nghiệp biết được kênh nào đang mang lại lượng khách hàng tiềm năng nhất

Đây cũng là một trong những nguyên nhân vì sao Sếp cần phải sử dụng các chỉ số đo lường trong Marketing. Vì khi biết được kênh nào đang mang lại lượng khách hàng tiềm năng nhất cho doanh nghiệp, Sếp sẽ có phương án phù hợp để tăng thêm ngân sách vào những kênh đó. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nhắm mục tiêu một cách hiệu quả hơn.

Có thể bạn thích:  Quảng cáo quay vòng trên Facebook là gì? Kích thước ảnh, video thế nào mới phù hợp?

Tạo lợi thế cạnh tranh

Việc nắm được các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing phổ biến sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục những điểm yếu của sản phẩm từ phía người tiêu dùng thông qua việc nghiên cứu hành vi sau mua hàng của khách hàng.

Từ đó giúp doanh nghiệp tìm ra những phương án phù hợp để giải quyết, khắc phục những lời phàn nàn của khách hàng. Đồng thời cải tiến hơn về chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. 

Top các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing phổ biến nhất

đo lường hiệu quả marketing

Các chỉ số đo lường hiệu quả trong Marketing thuộc hàng top 

Để hoạt động Marketing được triển khai hiệu quả. Sếp cũng nên nắm rõ top các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing phổ biến nhất. Để từ đó có sự lựa chọn và sử dụng dễ dàng hơn.

Lợi nhuận có được từ việc đầu tư (ROI)

Lợi nhuận có được từ việc đầu tư là công thức đo lường hiệu quả Marketing đơn giản và phổ biến nhất. Bên cạnh việc sử dụng để tính giá trị và hiệu quả của một khoản đầu tư. ROI còn cho phép doanh nghiệp thấy được “bức tranh tổng quan” về sự được và mất của một khoản đầu tư thông qua việc đo lường, so sánh doanh thu và ngân sách đã chi.

Công thức: ROI = (Doanh thu bán hàng/chi phí đầu tư) x 100

Chỉ số doanh thu tăng dần (Incremental Sales)

Incremental Sales là chỉ số đo lường hiệu quả giúp cho doanh nghiệp xác định được các hoạt động của Marketing. Dựa vào chỉ số này, Sếp có thể thấy được sự ảnh hưởng như thế nào đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp mình. Được đánh giá là chỉ số đo lường thông minh trong Marketing, nó đã giúp rất nhiều doanh nghiệp phát triển từng bước đi lên.

Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value)

Giá trị vòng đời khách hàng là một chỉ số đo lường hiệu quả Marketing giúp doanh nghiệp của Sếp có thể xác định được những giá trị về doanh thu những gì họ mang lại trong suốt quá trình là khách hàng. Nhận thấy được tầm quan trọng của chỉ số đo lường này, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng chúng để ” gia tăng” khách hàng.

Bài Viết Liên Quan: Cách xây dựng chiến lược Marketing đem lại hiệu quả cao

Chi phí cho mỗi đơn hàng (CPW) 

Đây là một chỉ số đo lường hiệu quả Marketing rất quan trọng giúp xác định được chính xác các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mỗi đơn hàng được mang về trên thực tế.

Công thức tính như sau: CPW = (Ngân sách doanh nghiệp chi ra/ Số đơn hàng) x 100

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate)

Bằng việc nắm được phần trăm số người truy cập, quan tâm và mua sản phẩm. Bạn sẽ đo lường tỷ lệ chuyển đổi trên website và  hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp đo lường này cho các chiến dịch Marketing cụ thể của doanh nghiệp mình. Theo đánh giá chung thì xác suất của chỉ số đo lường này rất cao và được nhiều doanh nghiệp đánh giá tốt.

Có thể bạn thích:  Social Media Marketing - hình thức tiếp thị phổ biến 2023

Chi phí cho khách hàng tiềm năng (CPL)

CPL là một trong các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing giúp doanh nghiệp có phương án phù hợp để tập trung mạnh vào tệp khách hàng tiềm năng được xác định từ các chiến dịch. Với chỉ số này, Sếp có thể thấy được độ chính xác của tệp khách hàng. Từ đó có thể dễ dàng lên chiến dịch Marketing cụ thể và tốt hơn.

Phễu thanh toán (Purchase Funnel)

Một trong các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing phổ biến tiếp theo Sếp cần phải quan tâm đó chính là phễu thanh toán. Khi dùng Google Analytics, Sếp sẽ đo lường và phân tích được quá trình bán hàng thông qua những khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp có được sau mỗi chiến lược tiếp thị. 

Ngoài ra, với Purchase Funnel, doanh nghiệp có thể biết được lượng traffic thu được đến từ chuỗi bán hàng hay là website.

Tỷ lệ duy trì khách hàng 

Tỷ lệ duy trì khách hàng là các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing giúp doanh nghiệp có thể xác định được mức độ trung thành của khách hàng. Từ đó Sếp có thể cải thiện được các chiến lược kinh doanh, khuyến khích khách hàng gắn bó với doanh nghiệp của mình lâu hơn. 

Công thức cơ bản là: Tỷ lệ duy trì khách hàng = (Lượng khách hàng cuối kỳ – Lượng khách hàng mới)/ Lượng khách hàng đầu kỳ x 100

Lợi nhuận trên chi phí quảng cáo (ROAS)

Lợi nhuận trên chi phí quảng cáo là được sử dụng để đo lường hiệu quả Marketing. Tất cả được thông qua đánh giá hiệu suất, lợi nhuận của các chiến dịch Marketing từ hoạt động và chi phí đầu tư quảng cáo.

Công thức chủ yếu là: ROAS = (Doanh thu từ quảng cáo/Chi phí quảng cáo)

Chi phí cho mỗi hành động (CPA)

Chi phí cho mỗi hành động là một trong các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing mình nghĩ doanh nghiệp Sếp không nên bỏ qua. Thông qua số tiền phải trả để thực hiện chuyển đổi từ đối tượng khách hàng tiềm năng trở thành người mang doanh thu cho doanh nghiệp. Vì thế chỉ số này sẽ giúp Sếp cân đối chi phí để có được hiệu quả Marketing tốt hơn.

Tất cả các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing theo từng giai đoạn

các chỉ số đo lường marketing

Sơ đồ các chỉ số đo lường  Marketing hiệu quả trong từng giai đoạn 

Việc tìm hiểu các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing theo từng giai đoạn rất quan trọng. Bởi nó giúp Sếp hiểu rõ được khách hàng muốn gì và hành động như thế nào. Từ đó tạo ra những điểm chạm giúp kích thích khách hàng thực hiện hành vi mua hàng. 

Với mỗi giai đoạn, Sếp cần xác định các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing cụ thể như sau:

Các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing giai đoạn nhận thức

Nhận thức chính là giai đoạn đầu tiên trong hành trình của khách hàng. Ở giai đoạn nhận thức này, trong khách hàng tiềm năng đang tồn tại một nhu cầu cụ thể hoặc một vấn đề cần giải quyết.

Cũng có thể họ vô tình nhận ra mong muốn hay vấn đề của mình sau khi xem một số quảng cáo phù hợp. Cũng chính từ thời điểm này, họ bắt đầu tìm kiếm và nghiên cứu thông tin để tìm câu trả lời.

Có thể bạn thích:  Những kỹ năng cần thiết của nhân viên Content Marketing

Vì thế, các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing trong giai đoạn nhận thức mà Sếp cần quan tâm bao gồm:

  • Số lần hiển thị (Impressions).
  • Số người tiếp cận (Reach).
  • Lượt xem video (Video views).
  • Chi phí trên 1000 lần hiển thị (CPM).
  • Chỉ số cải thiện khả năng nhớ đến quảng cáo.
  • Thứ hạng tìm kiếm của website (SEO ranking).

Các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing giai đoạn cân nhắc

Giai đoạn cân nhắc là quá trình khách hàng bắt đầu phân tích và so sánh các phương án mà họ có thể chọn. Chính vì vậy, giai đoạn này Content Marketing bắt đầu phát huy vai trò quan trọng trong việc tạo ra nội dung gây ấn tượng mạnh. Đồng thời giúp khách hàng mục tiêu hiểu về giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing trong giai đoạn này bạn cần chú ý như:

  • Số lượt click (Clicks).
  • Số lượt nhấp trên số lượt hiển thị (CTR).
  • Tỷ lệ tương tác (Engagement Rate).
  • Giá trên mỗi lượt click (CPC).
  • Các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing giai đoạn quyết định.

Đến giai đoạn ra quyết định, khách hàng đã sẵn sàng đưa ra lựa chọn trong các phương án đang cân nhắc trước đó. Đặc biệt là những review, cam kết và đánh giá của khách hàng đã mua trước đó đóng vai trò quan trọng ở bước này.

Các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing trong giai đoạn quyết định gồm có:

  • Số lượng khách hàng tiềm năng (Leads).
  • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate).
  • Doanh số (Sales).
  • Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng (CPL).
  • Chi phí cho mỗi lượt chuyển đổi (Cost per Conversion).

Các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing giai đoạn giữ chân khách hàng

Ở giai đoạn giữ chân khách hàng, Sếp cần đảm bảo rằng khách hàng luôn cảm thấy hài lòng và được hỗ trợ kịp thời. Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, nếu tỷ lệ giữ chân khách hàng cũ tăng 25% thì lợi nhuận sẽ tăng từ 25% – 95%. Có thể thấy, giữ chân khách hàng là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong toàn bộ hành trình của Marketing.

Do đó, Sếp nên chú trọng đến  các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing trong giai đoạn giữ chân khách hàng. Cụ thể:

  • Chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng (NPS).
  • Giá trị trọn đời của khách hàng (CLV).

Các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing giai đoạn trung thành và tin tưởng ủng hộ

Đây là giai đoạn mà tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn đạt được. Bởi đến giai đoạn này có nghĩa là khách hàng rất hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của Sếp và sẵn sàng là khách hàng trung thành, ủng hộ tích cực cho thương hiệu.

Marketing chính thức phát triển ở giai đoạn này nên Sếp cần quan tâm đến những lượt đánh giá tích cực về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Hiện nay, các chiến dịch Marketing chính là cầu nối giúp doanh nghiệp có thể quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng. Hy vọng với những chia sẻ về tất cả các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing doanh nghiệp sẽ giúp Sếp nhìn được một “bức tranh tổng quan” để xem xét và đánh giá tính khả thi của các chiến dịch Marketing đang triển khai.

Chúc Sếp thành công trong việc phát triển thương hiệu của mình. Đừng quên theo dõi 3 Độ Agnecy để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới nhé!