Đây ! Lỗi các sếp quen chạy inbox ko chịu kết hợp với vận hành khiến chuyển đổi trong mess kém.
-> Theo các sếp thì camp lỗ camp lãi ntn là do :
– Ko chịu nhân nhóm ra đơn / tắt nhóm ko ra đơn
– Hay do Sale ko theo kịp hành trình mua, khách ở camp này đến camp khác khách mới đặt ?
Hay do cả 2 ? Giải pháp là gì ?
Trong bài này mình sẽ chia sẻ Full ko che lý do kèm giải pháp ( ghi rõ cách làm kèm tool cần kết hợp trong vận hành)
Vì cần nhiều tài liệu/tools/người support nên bài viết sẽ có cần nhiều công cụ hỗ trợ + ko dành cho newbie.
Đây là những điều mà team mình mất n tỷ tiền ngu mới ngộ ra dc.
Nên nó chưa có trên google hay bất kỳ một lớp học nào đang tồn tại ở đất Đông Lào (nếu sau hôm nay mà Sếp thấy có lớp học đưa những nội dung này vào thì… you know what I mean 🙂
Anyway, welcome all
Các Sếp dùng những điều đúng đắn đi dạy người vẫn hơn là mang những cái sai trái đi xui người.
OK, bắt đầu thôi.
A: Mở Bài ( Có thể bỏ qua ko đọc )
Từ đầu năm 2020 , tin rằng rất nhiều sếp kinh doanh dị ứng với ” nhận chạy quảng cáo cam kết ra đơn ” hoặc ” cam kết số ” .
Bởi quảng cáo trực tuyến đã khác lắm rồi, thói quen khách hàng thay đổi / hành vi mua sắm thay đổi / nền tảng thay đổi / đối thủ cũng đang thay đổi.
Vậy tại sao một ông chỉ ôm tkqc set ads dạo lại có thể cam kết ra đơn ? (có lẽ là chắc chắc ra đơn còn một đơn bao tiền thì người ta ko nói)
Đó là lý do từ năm nay (thực ra từ năm ngoái r) những nhà quảng cáo muốn nắm được lợi thế phải biết quảng cáo chuyển đổi , tư duy chuyển đổi sẽ xuyên suốt từ nay cho đến về sau (tất nhiên với một số ngành hàng đặc thù như chạy voi bán kính mắt thì livestream với hai quả bưởi căng mọng vẫn là the best, nhưng đại đa số chúng ta sẽ ko đứng ngoài làn sóng này được.)
– Có nghĩa là gì ?
Ads rẻ hay ko thì ko đo đếm bằng giá bình luận/ tin nhắn nữa.
Đó là câu chuyện quá khứ 2017 đổ về trước rồi, giờ đây có lẽ chúng ta cần chia sẻ nhiều thông tin với Facebook hơn để có thể đọc báo cáo lỗ/lãi ngay trên tài khoản quảng cáo .
Mà nhắc đến lỗ/lãi thì chắc chắn, chủ shop là người cần quan tâm tới nó nhiều nhất.
Nếu Sếp là chủ chủ business và mắc những sai lầm cơ bản này, Sếp sẽ rớt tiền liên tục không hiểu vì sao.
Giải pháp mà mình đề xuất, ngoài quảng cáo còn là bao gồm vận hành và đồng bộ hệ thống.
B : Thân bài ( Chủ yếu về kỹ thuật / ví dụ ở bình luận )
Làm sao để chạy chuyển đổi trong messenger ?
Có 3 giai đoạn trong một quy trình sale :
– Trước bán hàng
– Trong bán hàng
– Sau bán hàng
Và thường thì tỷ lệ chuyển đổi (CR) của chúng ta rớt ở cả 3 giai đoạn này.
TRƯỚC bán hàng :
Nhìn vào bài quảng cáo của rất nhiều sếp chạy mess lâu năm , mình thường tặc lưỡi xót xa trước việc các sếp đang rớt cả trăm triệu đến tỷ bạc…
chỉ vì khâu trước bán hàng tức lên nội dung của sếp thiếu 1 vài chi tiết nhỏ mà quan trọng như :
– THIẾU link group khách hàng
– THIẾU link website, hashtag sản phẩm
Điều này dẫn đến việc những khách hàng kĩ tính muốn tìm hiểu thêm về những gì ngoài sản phẩm thì các sếp ko cung cấp ngay trên bài quảng cáo mà khách hàng cũng chẳng biết tìm kiếm ở đâu --> và họ lên google tìm kiếm.
Mà ở google sếp ko làm web , ko seo, ko google ads, ko làm riêng “từ khoá ” sản phẩm để khách hàng tìm thấy mình --> MẤT chuyển đổi .
GIẢI PHÁP đề xuất :
– Điền link Group vào bài quảng cáo: ko cần biết Sếp điền vào text hay comment nhưng Sếp cần có .
Sau đó thì hằng ngày đăng bài chăm sóc group -> ra chương trình khuyến mãi kéo khách từ lạ -> thân thuộc -> về landing hoặc shopee.
Ví dụ có rất nhiều sẽ cập nhật ở bình luận, ở đây chỉ nêu ví dụ 1 group Góc SALE bí mật & chia sẻ kinh nghiệm nhà “BEYOURs” của 1 bạn học viên với 10.000 thành viên và dù mình chưa mua vì bạn ở HCM nhưng hôm nào cũng phải vào hóng.
– Điền link web vào bài quảng cáo, gắn Pixel :
Mình vẫn làm việc đó suốt năm nay, việc này các Sếp đã tham gia FWC đều được trải nghiệm 😀
Tức là cùng số tiền bỏ ra giống nhau nhưng Sếp có thể chạy chiến dịch mess ra bình luận/inbox và cả chuyển đổi mua hàng trên web
HOẶC chạy chiến dịch CHUYỂN ĐỔI vào bài mess để ra chuyển đổi và cả bình luận/mess.
Mà thường thì chạy chiến dịch chuyển đổi vào bài mess tầm này đang rẻ hơn nhiều vì có nhiều vị trí hiển thị quảng cáo hơn chiến dịch mess thông thường.
Tóm lại là 1 số tiền bỏ ra nhưng tỷ lệ X2 kết quả . Ví dụ :
Link bài viết đã chạy 1 năm :
Kết quả:
Cách làm này cần tư duy về landing/pixel/multi-camp đã được hướng dẫn từ FWC K2 đến K11 vừa rồi.
– Hashtag & Tag sản phẩm: cái này cơ bản rồi , mình lược qua, ae google thêm nếu cần. Hoặc Sếp có thể tìm hiểu trong Course WCO có nói khá kỹ về việc tận dụng tag sản phẩm để có thêm nhiều traffic trong quảng cáo.
– SEO & Google Ads : Dính đến nền tảng khác lại là 1 bài quá dài , các Sếp có thể follow Fan Page của Vietmoz / SEOngon để đọc các bài viết liên quan .
Các Sếp làm được tất cả những điều trên chuyển đổi đã tăng kha khá rồi.
NHƯNG đó ko phải là điều mình muốn nói tới , bởi vì chuyển đổi vẫn ko đến từ ads mà từ SALE !
TRONG bán hàng: ( nhiều ngôn từ hơi 18+, ae bỏ qua )
Từ khi mình tự kinh doanh riêng 2013 đến nay, cái lúc mà mình kiếm được nhiều tiền nhất nói thật là mình chả biết mẹ gì mấy về quảng cáo cả.
Đăng bài/chăm pages – Boost Post– Ôm sale bán hàng: là 3 gạch đầu dòng thần kỳ mà ông bạn Donnie Chu bảo mình làm gì mình làm theo y như thế.
Thực tế thì khách dịch vụ của mình đang làm ăn ngon có biết mẹ gì về quảng cáo đâu ?
Họ thuê mình và họ ngồi bán hàng như thằng em Luân Quang Nguyễn ngày quảng cáo 4tr ôm về 28tr đều như vắt tranh .
Còn mấy cậu em sang gặp mình bảo anh ơi đợt này lãi ít quá anh dạy em quảng cáo như Nguyễn Văn Hưng thì mình check ra 4 tháng chạy quảng cáo KO TRẢ LỜI BÌNH LUẬN khách hàng.
Ví dụ như thế mình gặp nhiều lắm , mà lạ cái là BỐ NÀO CŨNG BẢO HỆ THỐNG EM ỔN, ko cần anh can thiệp.
MÀ ĐÂY LÀ BỆNH CHUNG , tức là khi chủ doanh nghiệp ko trực tiếp bán hàng nữa thì họ ko kiểm soát được giai đoạn trong bán hàng nữa .
Và giai đoạn này rớt chuyển đổi nhiều nhất , tỷ lệ chốt sale vênh nhau từ 3%-20%. Vậy ai giàu ai nghèo ko cần qua 18h30 cũng biết !
Khi Sếp TĂNG NGÂN SÁCH ko đồng nghĩa với Sếp tăng đơn, ta đều biết là chỉ tăng bình luận/inbox (và tăng cả giá ads, dm).
Đồng nghĩa với Sếp phải tăng nhân sự -> tăng chi phí , nhưng cái đáng sợ hơn là chỉ cần Sếp tăng nhân sự -> tỷ lệ chốt đơn của Sếp sẽ giảm nếu Sếp ko kiểm soát được việc phân đơn/phân cơ hội cho từng nhân sự SALE để họ “cạnh tranh” chứ ko “đấu tranh đòi quyền lợi” .
Chưa kể việc 1 ngày sale phải CHAT (chứ ko phải gọi) với nhiều người hơn và cảm xúc họ bị giảm với việc chào hỏi lặp đi lặp lại như 1 cái máy.
Oh ! Thế thì tại sao lại ko lắp 1 cái máy vào để hỗ trợ sale nhỉ ?
Chatbot đã xuất hiện từ lâu rồi mà ?
Lý do mình thường nhận là :
– ANH ƠI TẮT CHATBOT đi vì sale nhà em ko quen .
– OK , vậy em qua anh tranning em cách áp dụng
– Em bận ! ( VKL )
GIẢI PHÁP đề xuất :
Nếu Sếp muốn tối ưu ít nhất 80% công đoạn tư vấn và bán hàng đồng thời muốn phong phú kịch bản bán hàng hơn thì có thể tham khảo giải pháp của bạn Đỗ Bá Huy:
Quy trình: FB Ads -> Chatbot Follow KB -> Selling Page ( trang bán hàng ) —> Data mua hàng về Messenger —> Phân lọc KH —> ReMKT
Nếu mà đọc 2 phần trên vẫn thấy khó hiểu và bối rối , thậm chí ko muốn hiểu mà muốn có người tư vấn vào việc luôn thì Sếp chỉ việc vào DCGR và những ads thủ chuyên nghiệp hỏi thêm nhé.
Còn nếu Sếp đã dùng quen Pancake ?
Thì các vấn đề Sếp gặp với phần mềm này từ việc đồng bộ kho/kịch bản sale / lên đơn trên Pos Pancake hay chia đơn cho sale hoặc cập nhật đơn hàng trong vận hành… đã có cậu em Lê Ngọc Hiếu có thể tư vấn cho Sếp và đề xuất tối ưu theo điều bạn mong muốn.
Bữa trước mình vừa đưa key đồng bộ đơn pancake vào Trình Quản Lý Quảng Cáo thì bữa sau đã thấy bạn ấy đã triển được luôn rồi, kết quả là phát hiện ra mỗi tháng tốn tầm 50 triệu tiền ngu khi cứ ném tiền vào những nhóm ko ra chuyển đổi, suốt mấy năm trời (nghe điên vl)
Nếu kết hợp PanCake với Nobita nữa thì full stack luôn, chả thiếu gì từ lên đơn tới chăm sóc khách hàng tự động theo kịch bản (cái này là mình thấy sướng nhất khi dùng Nobita)
Đọc đến đây thì các sếp thấy vận hành quan trọng trong việc tối ưu chuyển đổi qua mess chứ ?
Nhưng cái khốn nạn nhất mà các sếp ta gặp vẫn chưa nằm ở đây , bởi rất nhiều sếp ” lãi trên màn hình” tức là tưởng lãi mà thực ra lỗ nó nằm ở mục xử lý chuyển đổi sau bán hàng.
SAU bán hàng : vì sao nói ko tối ưu chuyển đổi sẽ lỗ ?
Case này là một dự án team DC chạy năm ngoái, nhìn số thì rất đẹp nhưng thực chất là lỗ 400tr, có phân tích lý do cụ thể vì sao lại sml.
Cú vấp này khiến ông Donnie Chu cay cú vì không thể tìm được giải pháp nào trên thị trường giải quyết được những bài toán mà khi triển khai các campaign lớn sẽ gặp phải.
Dù đã kết hợp rất nhiều loại tool của rất nhiều bên. Đây cũng là tiền đề cho việc ra đời con Nobita eCRM.
Câu chuyện này quen thuộc đến nỗi chúng ta có ác mộng hoàn hàng, mà tỷ lệ hoàn này bị can thiệp bởi rất nhiều lý do mà ở đó công tác sale chăm khách chỉ là 1 lý do nhỏ.
Do chậm hàng, do ko kiểm soát dc hành trình , do bên đối tác vận chuyển lởm khởm v.v… và chúng ta cần có từ 2, 3 thậm chí là nửa tá nhân sự làm vận đơn để giục hàng nếu hệ thống cồng kềnh.
NHƯNG lại liên quan đến yếu tố con người , và nếu là nữ thì 1 tháng họ tụt cảm xúc 1 tuần v.v…..
Mà đến đoạn này , chúng ta vẫn chưa biết được THẾ CUỐI CÙNG LÀ NHÓM QUẢNG CÁO NÀO LÃI, nhóm quảng cáo nào chạy chỉ ra bình luận / mess mà ko ra đơn ???
Cách 1 :
Sếp mỗi lần lên đơn thì vào phần inbox của pages ( mặc định của Facebook ý ) mò tên khách đã đặt hàng , click vào biểu tượng tiền tệ và gõ giá trị đơn hàng vào.
Rất mất công vì phải làm thêm 1 việc mà việc này lại phụ thuộc Sale nhớ hay quên .
Cách 2 :
Dùng eCRM Nobita
Lúc này, sale chỉ tập trung vào một việc duy nhất: chốt đơn
Còn mọi quy trình từ tự lên đơn / tự theo dõi hành trình đơn theo thời gian thực và nắm full thông tin khách hàng, tất cả đã có trên một dashboard, cực cực cực kỳ tiện lợi.
(bản chất gốc của Nobita là hệ thống CRM, mấy tính năng lên đơn/care đơn cũng chỉ là bổ trợ để giảm tải cho bộ phận sale và vận đơn thôi, nhưng mình đánh giá nó khá thông minh và tiện dụng, ko cần nhân sự giỏi kỹ thuật, chỉ cần 1 2 click là xong)
Giải tán toàn bộ tất cả các loại bảng biểu Excel, kể cả Google Sheet cũng ko cần thiết, thứ mà mình nghĩ ko thể thiếu được khi vận hành một bộ máy kinh doanh.
-> Lúc này hành trình khách hàng mới đúng ! Chúng ta mới xem được chính xác rằng khi khách hàng ra quyết định mua hàng lần cuối nằm ở nhóm quảng cáo nào .
-> Nhóm nào ra đơn thì giữ. Nhóm nào ko ra đơn thì tắt. Vẫn là khẩu quyết cửu dương thần kinh, à, thần công suốt từ thời FbAds 2012
-> Loại trừ những người đã từng tương tác / inbox / truy cập / lưu bài fan pages theo từng nhóm khác nhau .
Tránh việc 1 khách hàng chúng ta phải quảng cáo tới họ quá nhiều lần , họ nhắn tin với fan pages chúng ta có khi tới lần thứ 5 / thứ 10 chúng ta mới chốt được đơn hàng ( mà tất cả những lần này đều tốn tiền quảng cáo , trong khi có thể tối ưu 80% bằng chatbot như bên trên )
——–
Bài viết FULL KO CHE nên khá dài.
Với những Sếp đã có kinh nguyệt thì chỉ cần bổ sung: chạy chuyển đổi mess/dùng tool vận hành Nobita / chatbot / kịch bản sale.
Nếu Sếp mới chạy quảng cáo và vẫn cố load, và thấy phần nào mình viết khó hiểu, các Sếp có thể bình luận để hỏi, mình sẽ sửa / cập nhật bằng video hoặc link tài liệu cho các Sếp tìm hiểu
———
Anyway , bài viết dựa theo kinh nghiệm cá nhân và nhiều kiến thức mình học hỏi từ anh chị em trong ngành chứ ko phải bài giảng trên lớp nên ae bỏ qua cho mấy lỗi vặt nhé.
Nếu Sếp thấy có ích có thể bổ quả sẻ ủng hộ mình.
Còn nếu Sếp có copy thì cũng ko sao, ko cần tag tên cảm ơn. Tuy nhiên , lúc Sếp chia sẻ mà ko rõ ràng khiến khách hàng của Sếp làm ko được thì đừng réo tên mình ra hỏi là được 😀
[5s dành cho QUẢNG CÁO] Nếu Sếp đọc bài viết này vẫn ko hiểu: có thể cà phê mình tư vấn tính phí . Mình ko ngại có thêm thu nhập và sẽ chịu trách nhiệm với nội dung chia sẻ. Các Sếp để lại thông tin qua form bên dưới mình sẽ chủ động liên hệ.
Cảm ơn các Sếp đã kiên nhẫn đọc hết bài. Chúc anh chị em đầy bồn đầy bát và tối ưu được chuyển đổi trong quảng cáo.
Nếu các sếp cần dịch vụ gì bên mình thì để lại thông tin mình sẽ liên hệ nhé.