Một số thuật ngữ Tiktok Ads dành cho Newbie

Khi làm việc & phát triển trên một nền tảng, chúng ta đều cần phải tìm hiểu và tối ưu để đạt được hiệu quả hơn. Nhưng sếp là người mới và đang tìm hiểu về chạy quảng cáo hay xây kênh Tiktok nhưng chưa hiểu rõ về một số thuật ngữ phổ biến đối với nền tảng này. Hãy cùng Ba Độ Agency tìm hiểu về thuật ngữ TikTok Ads dành cho Newbie ngay dưới bài viết này nhé.

Thuật ngữ thông dụng

Trong Tiktok sẽ có thuật ngữ thông dụng như sau:

  • KOLs (Key Opinion Leader): Họ là người có chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, có sức ảnh hưởng đến cộng đồng.
  • KOC (Key Opinion Consumer): Là những người dùng có sức ảnh hương lớn trên thị trường. Việc của họ là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra đánh giá. KOC là một thuật ngữ mới nên số lượt theo dõi chưa nhiều nhưng nếu kiên trì họ sẽ có số lượt theo dõi trung thành. Đặc biệt KOC có sự tác động mạnh mẽ đến quá trình quyết định mua hàng của người xem nhờ những chia sẻ của họ.
  • Viral: Lan tỏa
  • Influencers: Là người có tầm ảnh hưởng đến quyết định, hành vi mua hàng của khách hàng. Những người này có mức độ nổi tiếng nhất định hoặc có kiến thức và địa vị đối với người xem.
  • Followers: Số người theo dõi.

Thuật ngữ về nền tảng

Nắm vững thuật ngữ về nền tảng sẽ giúp sếp điều chỉnh chiến dịch chạy quảng cáo hợp lý:

  • BC (Business Center): Trình quản lý doanh nghiệp là nơi quản lý các tài khoản quảng cáo và đối tác của sếp. Có thể dùng BC để quản lý thành viên, tài khoản, ngân sách.
  • Tài khoản quảng cáo cá nhân: Là tài khoản cá nhân để tự chạy quảng cáo Tiktok, có thể tự nạp tiền và tự quản lý các vấn đề về chính sách quảng cáo.
  • Tài khoản quảng cáo Agency: Là tài khoản tiktok cung cấp cho các công ty truyền thông và quảng cáo để phục vụ nhu cầu chạy Ads của các chủ shop hoặc doanh nghiệp.
  • Campaign (Chiến Dịch): Quyết định loại hình quảng cáo sẽ chạy. Sếp cần xác định mục tiêu mà sếp muốn đạt được qua quảng cáo.
  • Ad Group (Nhóm quảng cáo): Quyết định đối tượng sẽ chạy quảng cáo tới. Sếp có thể thiết lập các mục cụ thể: Vị trí quảng cáo, đối tượng mục tiêu, các mức ngân sách của chiến dịch, lịch trình, mục tiêu tối ưu hóa và giá thầu cho từng nhóm quảng cáo ở cấp độ nhóm quảng cáo.
  • Ads (Mẫu quảng cáo): Quyết định nội dung quảng cáo sẽ hiển thị. Ads là phần nội dung là sếp trình bày cho đối tượng mục tiêu. Ads có thể ở dạng hình ảnh hoặc video.
  • Domain (tên miền): là địa chỉ website, mỗi landing page cần có một domain để hoạt động.
  • Subdomain: Là dạng tên miền phụ được tạo ra miễn phí từ tên miền chính để gắn vào các landing page chứa sản phẩm.
  • Destination URL (URL đích): Là địa chỉ URL của một quảng cáo nhóm quảng cáo mà sếp muốn dùng tiếp cận khi họ click vào quảng cáo của sếp. Khách hàng của sếp sẽ không thấy URL trong quảng cáo, chỉ thấy hình ảnh quảng cáo .
Có thể Sếp quan tâm:  Hướng dẫn quảng cáo video trên TikTok| Đơn giản & chi tiết

Một số thuật ngữ về Tiktok Ads

Cùng tìm hiểu về một số thuật ngữ về Tiktok Ads như sau:

  • Hành vi: Hành vi của user trên TikTok (like, share, comment, flollow, xem video,…)
  • Sở thích: Được xác định theo hành vi của một người dùng liên quan đến những loại nội dung khác nhau. Các loại hành vi như: xem, nhấp chuột,… Các loại nội dung như: video, quảng cáo, bài viết,… Khi người dùng tương tác nhiều hơn với một số nhất định , hồ sơ của họ sẽ được liên kết với một sở thích tương ứng.
  • Nhân khẩu học: bao gồm thông tin về tuổi tác, giới tính, thu nhập, ngôn ngữ, tình trạng hôn nhân, gia đình, tôn giáo.
  • Tệp đối tượng: Là tập hợp một nhóm khách hàng được tạo theo các đặc điểm về: Nhân khẩu học, sở thích, hành vi.
  • Có 2 loại đối tượng cơ bản: Đối tượng tùy chỉnh và đối tượng tương tự.
    • Đối tượng tùy chỉnh: Là tùy chọn nhắm mục tiêu sẽ giúp sếp tìm những người đã biết hoặc từng tương tác với doanh nghệp của sếp.
    • Đối tượng tương tự: Giúp sếp tìm những nhóm đối tượng có đặc điểm tương đồng với các khách hàng hiện tại với sếp. Tại đây, sếp có thể tìm những đối tượng quan tâm đến sản phẩm của sếp và mở rộng phạm vi đối tượng.
  • Giá thầu đề xuất : Hệ thống quảng cáo của TikTok sẽ đề xuất giá thầu tối thiểu dựa trên cài đặt chiến dịch và dữ liệu lịch sử của tài khoản quảng cáo đó.

Các chỉ số cần quan tâm khi chạy quảng cáo Tiktok

Khi set-up xong các chiến dịch, chúng ta sẽ cần tối ưu liên tục các chỉ số bên dưới sau:

  • Ads Ranking: Là vị trí xếp hàng của quảng cáo.
  • Otimization (Tối ưu hóa): Là quá trình sửa đổi quảng cáo để cải thiện Ads Ranking, đẩy lượng truy cập hướng gần với khách hàng hơn.
  • CTA (Call to Action): Lời kêu gọi hành động.
  • Landing Page: Là một trang tính hoặc trang mục tiêu trên một web mà bạn có chủ đích hướng người dùng đến một hành động nào đó hay nhấp chột truy cập vào.
  • Budget (Ngân sách): Là ngân sách bạn có thể chi tiêu trong một chiến dịch quảng cáo.
  • Daily Budget: Là ngân sách bạn sẵn sàng chi trả cho một ngày chạy quảng cáo.
  • Impressions (Số lần hiển thị): Là số lần quảng cáo xuất hiện trên màn hình.
  • Reach: Số người tối đa đã xem quảng cáo .
  • Tần suất (Frequency): Là số lần quảng cáo lập lại trên một người dùng. Công thức tính là Impression/Reach.
  • Conversion (Chuyển đổi): Là khi click vào quảng cáo, chuyển hướng tới trang đích, sau đó hoàn thành việc mua sắm hoặc có điền form.
  • CVR (Conversion Rate): Là % số người click mua sắm sản phẩm trong quảng cáo trong tổng số những người đã thấy quảng cáo và click vào xem quảng cáo.
  • CTR (Click Through Rate): Tỉ lệ nhấp chuột vào quảng cáo.
  • CPC (Cost Per Click): chi phí phải trả trên mỗi lượt click vào quảng cáo.
  • CPM (Cost Per Thousand): là hình thức tính chi phí cho 1000 lần hiển thị.
  • Delivery (Phân phối): Là trạng thái của một chiến dịch quảng cáo gồm đang hoạt động, chiến dịch: tắt , lỗi trong quảng cáo, đã hoàn tất,…
Có thể Sếp quan tâm:  Bí kíp cách tăng follow TikTok miễn phí, hiệu quả nhanh 2023