Xây dựng chiến lược Marketing – quy trình đơn giản, hiệu quả

chiến lược marketing

Làm thế nào để xây dựng chiến lược Marketing có hiệu quả cao? Đó là lý do khiến nhiều doanh nghiệp phải “đau đầu” suy nghĩ. Tuy nhiên, để có thể xây dựng được một chiến lược Marketing tốt và đạt hiệu quả như mong muốn. Trước tiên các doanh nghiệp phải hiểu lý do vì sao phải xây dựng chiến lược này. 

Đặc biệt là ý nghĩa và tầm quan trọng của chiến lược đó ra sao? Quy trình thực hiện như thế nào mới chuẩn và cần phải tuân thủ những gì…..?. Khi đã nắm rõ và có thể hiểu về những điều cơ bản đó thì dù là một doanh nghiệp mới như Sếp cũng không cảm thấy “khó khăn” khi bắt tay thực hiện xây dựng chiến lược cho Marketing.

Xây dựng chiến lược Marketing là gì?

chiến lược marketing

Chiến lược Marketing – hành trình giúp doanh nghiệp phát triển

Trước khi tìm hiểu các bước cụ thể để tạo ra một chiến lược quảng bá hiệu quả. Mình sẽ giải thích sơ qua về xây dựng chiến lược Marketing là gì để Sếp nắm được. 

Theo chúng mình, Marketing có thể hiểu đơn giản là kế hoạch quảng bá sản phẩm trong một thời gian dài. Nội dung của nó phải thể hiện rõ được ba yếu tố gồm: đối tượng mục tiêu, các bước quảng bá và chi phí tiến hành. 

Một chiến lược Marketing hiệu quả phải giúp khách hàng hiểu hơn về doanh nghiệp. Sau đó sẽ đưa ra các gợi ý hấp dẫn để thúc đẩy họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của Sếp. Từ khái niệm đó, Sếp có thể hiểu xây dựng chiến lược Marketing quá trình lên kế hoạch quảng bá sản phẩm theo một mục đích kinh doanh cụ thể của mình.

Vì sao phải đầu tư thiết kế một chiến lược Marketing bài bản?

Một chiếc lược Marketing hiệu quả không chỉ là cầu nối quảng bá sản phẩm doanh nghiệp đến khách hàng. Ngược lại, nó còn là kênh thông tin hữu hiệu để khách hàng hiểu hơn về doanh nghiệp. Vậy nên, vai trò của chiến lược Marketing khá là quan trọng.

Như đã chia sẻ ở trên, chiến lược Marketing chính là cách doanh nghiệp làm truyền thông cho sản phẩm của mình. Một chiến lược hiệu quả sẽ giúp mở rộng nhóm khách hàng, tăng doanh số tiêu thụ và nâng cao danh tiếng cho doanh nghiệp.

Vậy nên, việc đầu tư vào Marketing là làn sóng mà không công ty nào có thể đứng ngoài cuộc. Bởi nếu xây dựng được một chiến lược phù hợp, giá trị đem lại cho công ty sẽ vượt ngoài khả năng dự đoán của Sếp.

Tầm quan trọng của xây dựng chiến lược Marketing 

Khi xây dựng xong một chiến lược Marketing toàn diện, Sếp sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về những ưu, khuyết điểm của doanh nghiệp mình. Không những vậy, thông qua khảo sát thị trường và nhu cầu khách hàng. Sếp sẽ có nguồn thông tin đáng tin cậy để thực hiện các chương trình kích cầu mua sắm, tăng doanh số bán hàng. 

Ngoài ra, Marketing còn là sợi dây liên kết gián tiếp giúp nâng cao mối liên hệ giữa doanh nghiệp và khách tiêu thụ. Trên cơ sở xây dựng niềm tin vững trãi ở khách hàng, doanh nghiệp Sếp sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ và dài lâu.

Ưu điểm xây dựng chiến lược Marketing với doanh nghiệp vừa và nhỏ

chiến lược vàng

Chiến lược Marketing được ví như “chìa khóa vàng” mở ra “cánh cửa thành công” cho các doanh nghiệp

Có thể Sếp quan tâm:  Triển khai API Chuyển đổi trong Trình quản lý sự kiện trên Meta

Trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc một doanh nghiệp giữ được chỗ đứng trên thị trường không chỉ còn phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ. Đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Khi các công ty lớn đã sớm khẳng định tên tuổi thì không gian phát triển của họ ngày càng bị thu hẹp. Lúc này, Marketing chính là chiếc chìa khóa vàng mà doanh nghiệp phải nắm lấy. Bởi chỉ khi xây dựng được một chiến lược Marketing sáng tạo, thu hút thì Sếp mới có thể tìm kiếm lượng khách hàng đầu tiên cho mình. Đó chính là bước đệm cực kỳ quan trọng cho sự phát triển sau này.

Mẹo giúp xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp 

Để hoạch định được một chiến lược hiệu quả, điều đầu tiên Sếp cần làm là xác định rõ mục tiêu. Chiếc lược Marketing này nhắm đến đối tượng nào? Doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi khách hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh hay xây dựng thương hiệu cho chính mình?

Sau khi đã biết được mục đích chính của việc xây dựng chiến lược Marketing, việc phải làm tiếp theo là điều tra đối tượng, tổng hợp thông tin và đánh giá hiệu quả. Lúc này, doanh nghiệp đã có một bộ dữ liệu đáng tin cậy về đối tượng tiềm năng. Phần việc còn lại chính là dựa vào kho thông tin đã phân tích được, bắt tay vào xây dựng một chiến lược theo ý định sẵn có.

Quy trình xây dựng chiến lược Marketing cơ bản

nguồn lực và đối tượng

Chi tiết các bước cần được tiến hành

Sau khi đã tìm hiểu về tầm quan trọng và ưu điểm của Marketing. Mình sẽ  chia sẻ về quy trình lên kế hoạch cơ bản để Sếp tham khảo. Từ đó, Sếp có thể hoàn toàn dựa trên nội dung đó để tự xây dựng một chiến lược Marketing đơn giản nhất.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sách hoặc khóa học viết về nội dung xây dựng chiến lược Marketing. Sếp có thể tìm hiểu, nghiên cứu theo phương pháp phù hợp với thời gian và hoàn cảnh của mình. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của lần chia sẻ này, mình sẽ hướng dẫn Sếp những bước căn bản để lên một chiến lược Marketing đơn giản, hiệu quả.

Xác định nguồn lực và đối tượng

Ở bước này, Sếp phải làm rõ được mình có gì và muốn tác động đến nhóm đối tượng nào. Cụ thể cần phải phân tích được điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp, xác định nhân lực và ngân sách hiện có, đưa ra giả thiết về các rủi ro tiềm ẩn. Sau đó là đi tìm câu trả lời về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của chiến lược. 

Mục tiêu ngắn hạn có thể là quảng bá doanh nghiệp, tìm kiếm khách hàng, áp đảo đối thủ… tùy vào tình hình thực tế của công ty. Đối với mục tiêu dài hạn đa phần sẽ là nâng cao doanh thu và tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp.

Khoanh vùng nhóm khách hàng tiềm năng

Để đạt được mục tiêu dài hạn là tăng lượng tiêu thụ sản phẩm, Sếp cần phải tập trung tác động đến nhóm khách hàng chủ lực. Họ là ai? Phụ nữ hay nam giới? Họ có những nhu cầu gì? Thích mua sắm trực tiếp hay online? Làm thế nào để kích thích hành vi tiêu dùng của họ? 

Những câu hỏi giả định như vậy sẽ giúp Sếp khoanh vùng chính xác được nhóm đối tượng chính của kế hoạch quảng bá. Từ đó, nâng cao hiệu quả của việc xây dựng chiến lược Marketing.

Xác định phân khúc thương mại chủ lực

Sau khi khoanh vùng được nhóm khách hàng tiềm năng, tiếp theo đó Sếp cần xác định được mặt hàng kinh doanh nằm ở phân khúc nào. Chúng ta phải thừa nhận rằng, không một mặt hàng hay dịch vụ nào thu hút được toàn xã hội, vì nhu cầu của mỗi người là khác nhau.

Tuy nhiên, sẽ luôn tồn tại một nhóm người có cùng thói quen chi tiêu và nhu cầu mua sắm. Việc cần làm là tìm ra phân khúc phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ Sếp kinh doanh sữa công thức cho trẻ sơ sinh, giá thành bình quân cho mỗi hộp là 500.000 nghìn đồng. Vậy phân khúc khách hàng phù hợp nhất với công ty chính là các mẹ bỉm sữa có thu nhập vừa và thấp.

Có thể Sếp quan tâm:  Xây dựng API Chuyển đổi Containerized sử dụng Whisper và FastAPI

Quan sát đối thủ

Quan sát và đánh giá các hoạt động của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp Sếp điều chỉnh linh hoạt các chiến lược quảng bá. Lưu ý rằng, việc xây dựng chiến lược Marketing phải luôn gắn liền với tình hình thực tế. Khi đã tìm ra được điểm khác biệt giữa mình và đối thủ, Sếp hoàn toàn có thể tận dụng điểm yếu của họ để tấn công và chiếm ưu thế. 

Một trong những “trận chiến” Marketing tiêu biểu trong những năm gần đây là sự đối đầu trực tiếp giữa hai hãng sữa lớn Milo và Ovaltine. Kết thúc quảng bá, cả hai bên đều đã thu hút được lượng chú ý đáng kể và gây được hiệu ứng truyền thông rộng lớn.

Chọn kênh quảng bá

Kênh quảng bá là yếu tố cực kỳ quan trọng trong xây dựng chiến lược Marketing. Để làm tốt bước này yêu cầu người lên kế hoạch phải có kiến thức bao quát về các thị trường quảng cáo. Hiện nay, xu hướng công nghệ số đang là trào lưu dẫn đầu trong mọi nền công nghiệp. Tất cả các phương thức quảng cáo cũ đã dần bị thay thế bởi những kênh Marketing mới. Vì thế, Sếp có thể tham khảo một số hình thức đang được ưa chuộng cho dự án của mình:

  • Mạng xã hội (Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok…).
  • Công cụ tìm kiếm (Google, SEO,…).
  • Tin nhắn hoặc email quảng cáo.
  • Xây dựng website doanh nghiệp.

Thường thì các doanh nghiệp sẽ không sử dụng độc nhất một phương thức nào. Họ sẽ kết hợp cùng lúc hai hoặc nhiều kênh thông tin nêu trên để đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, càng nhiều lựa chọn thì chi phí cũng càng cao. Do đó, cần phải cân nhắc và lựa chọn thật thông minh để tiết kiệm tối đa ngân sách được giao.

Hoàn thiện và đánh giá hiệu quả của chiến lược

Sau khi lựa chọn được kênh quảng bá phù hợp với kinh phí của doanh nghiệp, việc còn lại chỉ là hoàn tất và đánh giá bản kế hoạch. Ở bước này, Sếp phải tiến hành đối chiếu tất cả các mục trong chiến lược đã vạch ra với nhau.

Kiểm tra chắc chắn xem có nội dung nào mâu thuẫn hoặc chưa phù hợp không để tìm một lối đi khác. Sau khi chắc chắn rằng chiến lược đưa ra không còn kẽ hở gì thì có thể sử dụng nó để thiết kế một bản kế hoạch Marketing hoàn chỉnh.

Lưu ý khi xây dựng chiến lược Marketing 

Lưu ý khi xây dựng chiến lược marketing

Một số lưu ý cơ bản

Mình tin chắc rằng với những bước xây dựng chiến lược Marketing cơ bản, Sếp đã có thể bắt tay vào hiện thực hóa kế hoạch của mình. Tuy nhiên, để tránh một số sai sót không đáng có khi hoạch định chiến lược quảng bá. Mình xin chia sẻ 2 lưu ý quan trọng để giúp Sếp tối đa hóa kế hoạch của mình.

Cụ thể hóa đối tượng hướng đến

Mặc dù trên cơ bản, luôn cố gắng tiếp cận được càng nhiều khách hàng càng tốt. Tuy nhiên, Sếp cần xác định được đâu mới là đối tượng chính mà mình muốn nhắm đến. Đặc biệt là không nên phân bổ quá rời rạc vào nhiều nhóm khách hàng. Bởi như vậy sẽ làm giảm hiệu quả của kế hoạch quảng bá Marketing.

Cụ thể hóa mục tiêu lý tưởng

Cách xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả nhất chính là xác định ngay từ đầu mục tiêu của kế hoạch là gì. Sếp phải hoạch định sẵn trong đầu là kết quả tốt nhất mình muốn thu được. Sau đó mới bắt tay vào thực hiện các bước xây dựng chiến lược Marketing theo mô hình đơn giản mà mình đã gợi ý phía trên. 

Một lưu ý quan trọng khi xác định mục tiêu đó là không được xa rời thực tế. Sếp phải cân đo đong đếm dựa trên tình hình trước mắt của doanh nghiệp. Có như vậy thì mô hình Sếp đưa ra mới dễ được ghi nhận và áp dụng.

Có thể Sếp quan tâm:  Học cách chạy quảng cáo Facebook cho người mới bắt đầu

Gợi ý một số công cụ xây dựng chiến lược Marketing hiện nay

Sau khi nắm được quy trình xây dựng chiến lược Marketing cơ bản. Tiếp theo mình sẽ gợi ý tới Sếp một số công cụ hỗ trợ lên kế hoạch Marketing đang được ưa chuộng hiện nay. Từ đó Sếp có thể lựa chọn linh động tùy theo khả năng thao tác, mục đích sử dụng và nhu cầu của mình.

Eventbrite

Nếu là người trong nghề, chắc hẳn cái tên Eventbrite không mấy xa lạ đối với các Sếp. Eventbrite là công cụ hoàn toàn miễn phí hỗ trợ thực hiện event Marketing rất hiệu quả. Sếp có thể dễ dàng tạo trang web đặt mua và thanh toán sản phẩm theo mô hình có sẵn trong Eventbrite.

Điểm ưu việt của ứng dụng này là mọi thao tác đều được diễn ra trong một nền tảng. Sếp sẽ không phải mất công chuyển đổi qua lại hay liên kết nhiều ứng dụng với nhau. 

Google Ads

công cụ hỗ trợ google ads

Công cụ hỗ trợ xây dựng chiến lược Marketing được nhiều Marketer sử dụng

Google Ads là một trong những ứng dụng quảng cáo được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Với lợi thế về lượng người dùng khổng lồ, ứng dụng này cho phép doanh nghiệp tiếp cận đến nhiều đối tượng thuộc nhiều phân khúc khác nhau.

Đặc biệt, với khả năng phân bổ và tự động xác minh khách hàng theo thuật toán có sẵn. Google Ads chính là công cụ quảng bá hiệu quả mà những người làm quảng cáo không thể bỏ qua.

Một số chiến lược xây dựng Marketing đang được ưa chuộng hiện nay

Bên cạnh những phương thức cũ, nhiều doanh nghiệp đã sáng tạo đưa ra các giải pháp Marketing mới để thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn. Nếu Sếp đang thắc mắc đó là gì thì mình sẽ liệt kê một vài chiến lược phổ biến nhất hiện nay.

Thu cũ đổi mới

Khác với cách giảm giá bán thường được áp dụng trước đây. Hiện nay nhiều doanh nghiệp thích áp dụng hình thức thu cũ đổi mới. Ví dụ các mặt hàng điện máy như tivi, tủ lạnh, điều hòa… có thể dễ dàng áp dụng hình thức này.

Khách hàng mang một sản phẩm cùng loại đã qua sử dụng đến quầy hàng sẽ nhận được mã giảm giá khi mua mới. Ngoài ra, hình thức tặng voucher cho lần mua tiếp theo cũng là một cách kích cầu và thúc đẩy khách hàng tiếp tục mua sắm rất tinh tế.

Tặng kèm sản phẩm

chiến lược tặng kèm sản phẩm

Cách xây dựng chiến lược Marketing được nhiều doanh nghiệp áp dụng

Một số doanh nghiệp sẽ áp dụng chính sách tặng sản phẩm mới để khách hàng dùng thử. Khi mua các mặt hàng cũ, khách hàng sẽ được nhận kèm sản phẩm chuẩn bị bày bán của thương hiệu đó.

Hình thức này thường được áp dụng ở các nhãn hàng thực phẩm, dầu gội, sữa tắm… Quà tặng thường sẽ được thiết kế ở size nhỏ gọn nên chi phí cho hoạt động này cũng không hao tốn quá nhiều ngân sách của công ty.

Giá sốc kịch sàn

Đây là chiến lược thường được các tập đoàn lớn sử dụng để thu hút khách hàng mới. Lý do chủ yếu là vì kinh phí duy trì không hề nhỏ. Doanh nghiệp phải giữ giá bán thấp hơn đối thủ cạnh tranh trong một khoảng thời gian tương đối để tăng độ nhận diện trong lòng khách hàng.

Hiểu được tâm lý chuộng giá rẻ của người tiêu dùng. Phương pháp này dù tiêu hao khá nhiều kinh phí nhưng hiệu quả thì chưa bao giờ khiến người thực hiện phải thất vọng.

Kết luận

Có lẽ khi đã đọc đến đây thì mình không cần phải nhắc lại tầm quan trọng chiến lược Marketing với Sếp. Hiểu và linh hoạt trong việc lên kế hoạch quảng bá không chỉ có lợi với doanh nghiệp, mà còn giúp người thực hiện thích ứng nhanh hơn với các xu hướng truyền thông mới.

Hy vọng, với chia sẻ của mình sẽ giúp Sếp xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả và thành công. Nếu sếp cần sản phẩm dịch vụ gì bên mình, hãy để lại thông tin bên mình sẽ tư vấn chi tiết hơn nhé.