Marketing Mix 4P là gì? Chiến lược 4P trong Marketing 

Marketing mix 4p

Marketing Mix 4P là chiến lược quá đỗi quen thuộc với dân trong ngành Marketing. Sự phổ biến rộng rãi khiến 4P Marketing trở thành chiến dịch không bao giờ lỗi thời, thậm chí được tin tưởng áp dụng bởi hầu hết các doanh nghiệp.

Vậy Marketing Mix 4P là gì? Lý do tại sao chiến lược này lại được nhiều Marketer ưa chuộng đến vậy?

Để giúp Sếp dễ hình dung, mình sẽ chia sẻ những kiến thức trọng tâm nhất trong bài viết này.

Marketing Mix 4P là gì? Câu hỏi được rất nhiều Sếp quan tâm

marketing-mix-4p

Marketing Mix 4P là hình thức được nhiều doanh nghiệp áp dụng

Marketing Mix là thuật ngữ thường được biết với cái tên mô hình 4P Marketing. Có thể hiểu theo cách đơn giản hơn, Marketing Mix là sự tổng hợp, sắp xếp các công cụ P sao phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhờ đó, giúp họ đạt được mục tiêu tiếp thị sản phẩm đến các nhóm khách hàng tiềm năng trên thị trường. 

Marketing Mix 4P được cấu thành bởi 4 yếu tố đầu P quan trọng gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Địa điểm phân phối), và Promotion (Quảng bá tiếp thị).

4P chính là chữ cái viết tắt đầu tiên của 4 công cụ giúp phát triển một chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Cũng chính vì vậy, việc áp dụng 4P trong Marketing có liên quan mật thiết đến hiệu suất tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp.

Trong mô hình 4P Marketing, Sếp phải liên tục đi tìm câu trả lời cho 4 vấn đề sau:

  • Product (Sản phẩm): Bạn dự định bán cái gì?
  • Price (Giá cả): Mức giá bạn sẽ bán có đem lại lời lãi không?
  • Place (Địa điểm): Bán sản phẩm ở đâu thì thu hút nhiều người tiêu dùng hơn?
  • Promotion (Quảng bá): Bạn sẽ có biện pháp gì để gia tăng độ nhận diện thương hiệu đến khách hàng?

Lưu ý: Khái niệm “sản phẩm” sẽ bao hàm tất cả các “hàng hóa”“dịch vụ” trên thị trường.

Tuy nhiên, Marketing Mix 4P không hề đơn giản như nhiều Sếp nghĩ. Vì Sếp phải hiểu rõ tường tận từng P về định nghĩa cũng như cách áp dụng nó mới có những chiến lược thành công.

Ở đây, mỗi P đều có vai trò chủ đạo riêng trong việc hoàn thiện thêm định nghĩa về Marketing 4P. Để giúp các Sếp nắm bắt tốt hơn các thành phần P này, mình sẽ phân tích chi tiết cụ thể nhất. 

Product – P thứ nhất

Product được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu để làm nên một chiến lược Marketing Mix thành công. Mọi kế hoạch kinh doanh tốt đều phải bắt nguồn từ khâu thiết kế sản phẩm.

Khi được sản xuất ra chúng phải đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn của nhiều khách hàng. Nếu sản phẩm không đạt hiệu ứng tốt, Sếp nên khảo sát kỹ lại về nhu cầu của đối tượng khách tiềm năng.

Từ đó, lên kế hoạch điều chỉnh, cải tiến hoặc hiện đại hoá sản phẩm sao cho phù hợp nhất. Nếu sản phẩm càng thỏa mãn được kỳ vọng cao của khách hàng thì khả năng họ quyết định mua hàng càng cao. 

Tuy nhiên, khi tiến hành thiết kế hay sản xuất một sản phẩm, Sếp cần lưu ý các điểm sau:

  • Sản xuất theo đơn hay sản xuất hàng loạt: Tuỳ thuộc vào mục đích của Sếp. Sếp muốn cung cấp hàng hoá cho bất cứ ai muốn sở hữu hay là chỉ tập trung một một phân khúc khách hàng độc quyền.
  • Phân loại sản phẩm của doanh nghiệp: Sếp cần xác định sản phẩm thuộc phân loại hàng tiện dụng, hàng thụ động, hàng mua sắm, hay các hàng hoá đặc biệt. Qua đó, đề ra chiến lược thiết kế phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Kiểm tra sản phẩm thật kỹ trước khi giao hàng: Để khách hàng tín nhiệm vào thương hiệu, Sếp nên đảm bảo giao hàng đúng với cam kết, chào hàng đã đưa ra. Tuy nhiên, hãy chú trọng vào khâu kiểm tra chất lượng, tính nguyên vẹn và khâu đóng gói trước khi gửi hàng đến tay khách.
Có thể Sếp quan tâm:  Khóa học Digital Marketing hiệu quả & free

Price – P thứ hai

Yếu tố Price (Giá) sẽ ảnh hưởng đến phần trăm lợi nhuận thu được sau một chiến dịch Marketing hỗn hợp. Giá bán không chỉ phản ánh giá cả, chất lượng của sản phẩm mà còn thể hiện sự sẵn lòng người tiêu dùng chi trả cho món hàng hoá đó.

Nếu Sếp bán giá quá thấp hoặc cao, khách hàng có thể hoài nghi về chất lượng sản phẩm, hay khả năng chi trả của họ. Do đó, các Marketer chuyên tiếp thị sản phẩm cần xem xét mức chi phí phù hợp dựa trên các yếu tố như:  

  • Chi phí phục vụ các khâu sản xuất, đóng gói và nghiên cứu phát triển sản phẩm.
  • So sánh với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, mức giá chung trên thị trường.
  • Mức thu nhập bình quân của khách hàng tiềm năng.
  • Chi phí cho quảng bá, tiếp thị và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
  • Sản phẩm đem lại giá trị hay lợi ích gì cho khách hàng. 
  • Hình thức thanh toán có phù hợp không?

Place – P thứ ba

Khách hàng có thể tìm mua sản phẩm của Sếp ở địa điểm nào? Đây sẽ là câu hỏi Sếp cần cân nhắc kỹ để bày bán sản phẩm và tiếp cận khách hàng tốt nhất. Ngoài ra, lựa chọn khu vực phân phối và phương thức phân phối cũng sẽ thúc đẩy doanh thu hiệu quả. 

Với các sản phẩm phẩm thiết yếu, Sếp có thể chọn bán trực tiếp tại các cửa hàng hay giao cho các nhà phân phối nhỏ lẻ. Tuy nhiên với các mặt hàng cao cấp, xa xỉ thì nên bày bán ở các trung tâm đô thị để tiếp cận đúng nhóm khách hàng quan tâm.

Do đó, hãy cân nhắc thêm các kênh bán hàng trực tuyến vì nhu cầu mua hàng Online đang ngày càng gia tăng.

Cho dù bán ở địa điểm nào thì Sếp cũng cần phải nghiên cứu rõ thị trường, mức độ thuận tiện của địa điểm dự định buôn bán.

Nếu Sếp có mong muốn mở rộng thị trường, hãy tăng cường xuất khẩu các sản phẩm/dịch vụ sang nước ngoài nhiều hơn.

Promotion – P thứ tư

Promotion là điểm chủ chốt quyết định lợi nhuận của một hoạt động kinh doanh. Muốn tăng độ nhận diện cho thương hiệu, doanh nghiệp cần quảng bá tiếp thị sản phẩm đến các nhóm khách hàng tiềm năng.

Sếp phải làm sao cho khách hàng có ấn tượng tích cực, cảm thấy tin tưởng về chất lượng của sản phẩm. 

Hiện nay, có rất nhiều chiến thuật quảng cáo được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, Sếp cần cân đối ngân sách phù hợp với từng chiến dịch Marketing Mix 4P. Sau đây, mình xin giới thiệu một số kênh phổ biến như: 

  • Quảng cáo thông qua các kênh truyền hình đại chúng, bản tin, trên báo chí.
  • Quảng cáo trên internet, social media và nhiều nền tảng kỹ thuật.
  • Tham gia các sự kiện, hội thảo.

Trong 4P cái nào quan trọng nhất?

Khi nhìn vào mô hình Marketing Mix 4P, Sếp sẽ luôn nhìn thấy Product đứng ở vị trí đầu. Theo tư tưởng 4P Marketing của lãnh đạo, mô hình được sắp xếp theo thứ tự này là hoàn toàn có chủ ý.

Sếp có thể nhận ra được tầm quan trọng của Product theo mức độ thành công từ một chiến dịch kinh doanh. 

Suy cho cùng, phải có sản phẩm thì doanh nghiệp mới có thể tiến hành các khâu khác. Sản phẩm là cái cốt lõi mà khách hàng nhắm tới.

Sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì họ mới bỏ tiền ra mua.

Do đó, sản phẩm sẽ chiếm phần trăm lớn trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Phát triển sản phẩm càng tốt thì cơ hội thành công cho chiến dịch Marketing Mix 4P càng cao. 

Có thể Sếp quan tâm:  Thế nào là Facebook Ads? Lí do bạn nên sử dụng Facebook Ads

Chiến lược Marketing Mix 4P

chiến lược marketing mix 4p

Chiến lược được dùng trong Marketing Mix 4P 

Hiện nay, Marketing Mix không chỉ dừng lại ở 4P mà có nhiều mô hình mới là 5P hay 7P xuất hiện.

Tuy nhiên, 4 yếu tố trong 4P vẫn là cái cốt lõi của hầu hết các mô hình khác. Vậy các chiến lược Marketing 4P được vận dụng như thế nào? Mình sẽ chỉ ra chi tiết cho các Sếp thấy rõ hơn.

Product

Trong chiến lược Marketing Mix 4P, sản phẩm sẽ bao hàm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình. Một khi lên kế hoạch tiếp thị sản phẩm, Sếp cần lưu ý các chiến lược như sau:

  • Chiến lược về nhãn  hiệu: Mức độ nhận diện và động lực mua hàng bắt nguồn từ việc khách hàng có ghi nhớ nhãn hiệu sản phẩm hay không. Hãy đặt tên sao cho đủ gây ấn tượng nhất với họ. Một khi khách hàng có nhu cầu, họ sẽ nhớ tới ngay nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp Sếp.
  • Chiến lược về tập hợp sản phẩm: Khi muốn quản lý toàn bộ sản phẩm hiện có một cách hiệu quả, Sếp cần sử dụng chiến lược này để hiểu rõ về kích thước của sản phẩm. Mỗi một kích thước có thể phản ảnh tổng sản phẩm, các dòng sản phẩm, độ biến thể và tính liên quan giữa các sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Chiến lược về dòng sản phẩm: Trong chiến lược này, Sếp sẽ phải cân nhắc nên kéo dài hay thu hẹp lại các dòng sản phẩm. Thậm chí, Sếp có thể thay đổi dòng sản phẩm có sẵn bằng cách cải tiến một số thành phần hay hiện đại hoá với nhiều chức năng tiện ích. 
  • Chiến lược cho từng sản phẩm: Để thực hiện chiến dịch này, Sếp nên cân nhắc kỹ 3 cấp độ cơ bản của một sản phẩm bao gồm: phần cốt lõi, phần cụ thể và phần gia tăng. Sau đó, tiến hành lên kế hoạch cho chiến dịch theo các hướng đổi mới, bắt chước, thích ứng hoặc tái định vị.

Price

Price là một đầu P thuộc Marketing hỗn hợp 4P. Giá cả cần sự cân nhắc kỹ càng từ nhiều yếu tố như cung – cầu thị trường, ngân sách, mục tiêu,..

Tuy nhiên, Sếp cũng có thể tham khảo các chiến lược như sau:

  • Nhóm chiến lược định giá sản phẩm: Nhóm chiến lược này sẽ có tổng 5 cách định giá khác nhau: chiến lược định giá cao, chiến lược định giá thấp, chiến lược giá hớt váng, chiến lược thâm nhập thị trường và chiến lược cạnh tranh ngang giá. Tuy nhiên, còn tùy vào khả năng của doanh nghiệp, mức giá chung trên thị trường và đối thủ cạnh tranh. Từ đó mới sẽ xem xét, đánh giá và đưa ra chiến lược định quá hợp lý nhất.
  • Nhóm chiến lược giá cho tập hợp sản phẩm: Với chiến thuật này, Sếp có thể định giá cho từng dòng sản phẩm, sản phẩm tùy chọn hay các sản phẩm chính – bổ trợ.
  • Nhóm chiến lược điều chỉnh giá: bao gồm định giá theo phần, định giá phân biệt, định giá theo gói, chiết khấu và chiến thuật tâm lý.

Place

Địa điểm phân phối là một công đoạn quan trọng trong chiến lược Marketing 4P. Đây là nơi sản phẩm sẽ được giao đến tay khách hàng hoặc các nhà đại lý, phân phối.

Thông qua các khía cạnh về chiều dài và chiều rộng của kênh phân phối, mình sẽ có 2 dạng chiến lược để chia sẻ tới Sếp. Đó là:

  • Chiến lược về chiều dài kênh phân phối: bao gồm phân phối trực tiếp, phân phối gián tiếp, phân phối kép.
  • Chiến lược về chiều rộng kênh phân phối: gồm phân phối đại trà, phân phối độc quyền, phân phối chọn lọc.

Promotion

Các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp có sự tăng trưởng mạnh trong doanh thu. Tuy nhiên, để làm được điều này, Sếp cần chú ý các vấn đề như:

  • Phối thức chiêu thị: là phương thức sử dụng 5 công cụ (quảng cáo, khuyến mãi, Marketing trực tiếp, PR, chào hàng cá nhân) để tiếp thị sản phẩm đến khách hàng mục tiêu. Trong từng giai đoạn, doanh nghiệp sẽ đề ra một phối thức chiêu thị thích hợp cho mỗi sản phẩm.
  • Các chiến lược chiêu thị: chiến lược kéo, chiến lược đẩy, phối hợp chiến lược kéo-đẩy.
Có thể Sếp quan tâm:  Cách để có một Email Marketing chuyên nghiệp, hiệu quả

Ưu, nhược điểm của mô hình Marketing Mix 4P

Mình nhận thấy một điều rằng đa số các doanh nghiệp hiện này đều ứng dụng Marketing Mix 4P cho hoạt động truyền thông.

Dù vậy, mô hình Marketing Mix cũng có những ưu điểm và khuyết điểm riêng cần lưu ý như:

Ưu điểm của mô hình Marketing Mix 4P

ưu điểm marketing 4p

Ưu điểm nổi bật của Marketing Mix 4P 

Marketing Mix 4P thực sự có rất nhiều ưu thế được vô số doanh nghiệp công nhận. Mình sẽ liệt kê một số ưu điểm nổi bật sau:

  • Tính tương tác cao: Các thông điệp của chiến dịch Marketing sẽ nhanh chóng lan truyền thông qua nền tảng mạng xã hội. Nếu bài đăng về thương hiệu nhận được nhiều phản hồi tích cực thì độ nhận diện càng cao và sự tương tác càng lớn.
  • Đo lường hiệu quả: Các kênh truyền thông đại chúng thường cập nhật kết quả thống kê chính xác, rõ ràng theo ngày, tháng, hoặc quý. Sếp có thể sử dụng dữ liệu này để đo lường tính hiệu quả của chiến lược 4P trong Marketing.
  • Sử dụng công cụ thông minh: Marketing không còn quá khó khăn nếu Sếp biết tận dụng các công cụ Marketing hiện đại. Vì thế, hãy luôn cập nhật các công cụ mới nhất để tiết kiệm thời gian và công sức khi quản lý một chiến dịch.

Nhược điểm của Marketing Mix 4p

nhược điểm marketing mix 4p

Một vài nhược điểm có thể khắc phục

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nổi bật và được đánh giá cao. Tuy nhiên, mô hình 4P Marketing cũng có những nhược điểm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh. Sếp có thể tham khảo các khuyết điểm đó để có biện pháp khắc phục kịp thời. Một vài nhược điểm phổ biến nhất là:

    • Tính cạnh tranh cao: Sếp phải liên tục cập nhật, đổi mới chiến dịch theo xu thế mới nhất. Nếu không sẽ dễ dàng bị vượt mặt bởi hàng loạt đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
  • Đầu tư nhiều thời gian và công sức: Để xây dựng một kế hoạch Marketing Mix 4P hoàn hảo thì Sếp cần đầu tư nhiều thời gian và nhân lực vào từng khâu, từng mảng. Không những vậy, đội ngũ quản lý phải là những người có chuyên môn cao, có tầm nhìn bao quát về tiềm năng trên thị trường. 

Lưu ý khi sử dụng Marketing Mix 4P

Hầu hết các doanh nghiệp đã và đang thành công với chiến dịch Marketing Mix 4P đều cực kỳ chú trọng vào từng khâu cơ bản. Đầu tiên, Sếp cần hiểu bao quát vấn đề, chỉ ra được mục tiêu và những đối tượng sản phẩm đang nhắm tới. Sau khi đã hoàn tất chắc chắn, Sếp mới có thể đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm.

Từ đó, bộ phận truyền thông sẽ căn cứ vào chiến lược để có phương thức tiếp thị sản phẩm hiệu quả nhất. 

Ngoài ra, Sếp cần nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh. Đây là bước cực kỳ quan trọng bởi vì Sếp có thể nắm được ưu và nhược điểm của đối thủ. Từ đó, rút ra bài học cho doanh nghiệp và tìm hướng đi đúng đắn hơn.

Đặc biệt hơn nữa là Sếp cần tập trung vào nguồn nhân lực chất lượng cao và có chuyên môn. Phân bổ nguồn nhân lực hợp lý để tổng thể hoạt động Marketing đạt hiệu quả đồng bộ. 

Tất cả nội dung trên là toàn bộ kiến thức trọng tâm nhất về Marketing mix 4P đã được mình tổng hợp lại. Chiến lược Marketing mix 4P là cái cốt lõi nền tảng của mọi chiến lược Marketing hỗn hợp hiện nay.

Mong rằng với những chia sẻ của mình sẽ giúp Sếp hình dung tổng quan về Marketing mix 4p và các chiến lược Marketing mix 4P cơ bản. Đừng quên theo dõi fanpage 3 độ agency và badoagency.com chúng mình để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích mỗi ngày Sếp nhé.