Sự Khác Biệt giữa con buôn – bán lẻ – doanh nghiệp ?

sự khac biệt giữa con buôn và chủ doanh nghiệp

Trong các chương trình làm việc với đối tác , khách hàng để tư vấn và kết hợp triển khai công việc Kỷ gặp rất nhiều mâu thuẫn trong tư duy triển khai của các chủ doanh nghiệp . Điều này dẫn đến khó khăn khi hợp tác , hoặc không thể hợp tác . Đó là gì ?

Chủ doanh nghiệp trong đầu toàn là sản phẩm và tồn kho .

– Xuất phát điểm của chủ doanh nghiệp là khác nhau , có người đi lên từ con buôn , có người mở doanh nghiệp từ nhân sự bán lẻ . Bí mật kinh doanh ban đầu của các chủ doanh nghiệp là có một sản phẩm độc-lạ và bán có lời .

Chính vì vậy, mình thì ko bao giờ hỏi về sản phẩm , tuy nhiên mặc định mình gặp hầu hết chủ doanh nghiệp đều là những người quá yêu sản phẩm của mình.

Thậm chí là tình yêu hơi rộng , do có nhiều sản phẩm trong kho 🙂

Khi mình chia sẻ về hành trình khách hàng trong Marketing , chủ doanh nghiệp ngay lập tức nói về anh sẽ có 1 sản phẩm để mọi người biết đến anh , một sản phẩm để mọi người nhớ anh , một sản phẩm để tăng doanh thu , một sản phẩm để tăng lợi nhuận , một sản phẩm để bán bền vững .

Nói thật là mình hơi lag . Thế tồn kho của anh chả chất đống à ? Rồi sau đó, anh show doanh thu to lớn ra để che đi nỗi đau quay vòng vốn , tiền lời nằm ở trong kho ? Tồn kho được quy đổi thành tiền ? Chỉ anh nghĩ vậy hay toàn bộ công ty anh nghĩ vậy ?

Bài Viết Liên Quan: Tư Vấn Doanh Nghiệp

Để mọi người biết đến anh đâu cần xuất phát chỉ từ sản phẩm ?
Để mọi người nhớ tới thương hiệu của anh cũng đâu cần chỉ là sản phẩm ?
Để tăng doanh thu đâu nhất thiết phải là một sản phẩm mũi nhọn ?
Để tăng lợi nhuận thì vì sao chỉ chọn 1 sản phẩm mà ko phải tăng giá trị để tất cả sản phẩm đều có lợi nhuận cao ?

Điều gì quyết định tất cả những điều trên ? KHÁCH HÀNG !

Khách hàng không trung thành với anh hay với bất kì sản phẩm nào? Khách hàng luôn trung thành với chính họ và tổng giá trị mà họ mong muốn trong cuộc đời .

Con người vốn không phải cỗ máy đầu này đút con bò đầu kia ra xúc xích . Não bộ con người cũng thường được rèn luyện để từ chối thông tin , chứ ko phải là từ chối cảm xúc . Chính vì vậy, nếu anh chỉ toàn là sản phẩm và thông tin sản phẩm . Thì lý do gì anh chạm được vào cảm xúc của khách hàng và khơi gợi nhu cầu của họ ?

Có thể Sếp quan tâm:  Công Việc : Nên Khó Tính hay Hài Hòa ?

Chủ doanh nghiệp nào cũng : Sứ Mệnh – Tầm Nhìn 😀 .

Tuy nhiên lúc mình hỏi đích đến của hành trình khách hàng của cả doanh nghiệp anh là gì ? Đa phần là tăng doanh thu . Đồng ý , ko có doanh thu thì công ty không tồn tại . Vậy có doanh thu rồi thì sao ? Vẫn nhìn chằm chằm vào ví khách hàng ?

Mình gọi những công ty như vậy là công ty kinh doanh theo kiểu 1 chạm . Tức là : Sản Phẩm – Ads – Bán . Hết . Bởi vậy, chiến lược là sản phẩm , bí mật kinh doanh là sản phẩm . Nhân sự làm cùng một thời gian là học được chỗ nhập hàng của chủ là ra mở kinh doanh riêng luôn .

Không ai thay thế được kỷ niệm và trải nghiệm của Kỷ với khách hàng, của DC 3 Độ với khách hàng . Và nếu nhìn rằng đây là bí mật kinh doanh , thì bí mật này có tươi hơn không ? Nếu khách hàng ngay từ đầu đã yêu quý , ủng hộ trước khi nhắn tin để chốt đơn , thì nhân viên Sale có cần phải quá chiêu trò không ? Hay cuối cùng toàn bộ hệ thống vận hành chỉ cần chân thành với khách hàng là đủ ?

Kết quả đúng là quá trình đúng , mình hiểu các Sếp kinh doanh được thì toàn người giỏi cả . Chỉ là đôi lúc , 3 Độ cũng mong rằng góc nhìn của mình các Sếp tham khảo trước rồi mới đến cùng hợp tác . Cùng ngôn ngữ thì mới giao tiếp dễ dàng , phải không các Sếp!

Doãn Kỷ – FOUNDER DC 3 Độ Agency

Bài Viết Liên Quan: Tư Duy Làm Chủ

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *