Học được gì từ vụ Thao Túng tâm lý lừa đảo đang hot?

Anna đã Thao túng tâm lý như thế nào?
– Chắc là từ hôm qua đến giờ các Sếp đang hóng vụ lừa đảo của Anna với số tiền lên đến 17 tỷ phải không? Bỏ qua các con số khủng và quá trình gay cấn như trong Film thì Kỷ học được gì dưới góc nhìn Marketing ?

1 : Khả năng thấu hiểu Khách Hàng .

– Có một sự kỳ lạ trong cuộc sống mà Kỷ thấy là đa số chúng ta khao khát người hiểu mình. Trong khi đó, chính chúng ta còn chưa chắc hiểu được chính chúng ta ? Não bộ con người có một quá trình Xoá Mờ – Bóp Méo – Khái Quát khiến cho rất nhiều thứ xảy ra trước mắt chúng ta mà chúng ta ko nhìn thấy, ko nghe thấy, và chỉ đoán rằng nó là như vậy .

( Các sếp có thể qua gặp Kỷ để thực nghiệm việc mình ko nhìn thấy, ko nghe thấy dù xảy ra trước mắt này )

Và nếu như Sếp gặp một người rất hiểu mình và mình cảm giác rằng mình cũng rất hiểu họ ? Thì Sếp có TIN họ hay không ? Sếp có dám hành động để bảo vệ niềm TIN của mình hay không ?

Vậy thì : Làm Sao để thấu hiểu khách hàng ?
Và : Làm sao để khách hàng cảm giác là hiểu mình ?

A : Thấu hiểu khách hàng dựa trên thói quen cảm xúc

– Khách hàng Vui khi nào ?
– Khách hàng Buồn khi nào ?
– Khách hàng Bất Ngờ với điều gì ?
Làm tương tự với : Sắc – Tham – Sân – Si – Mạn – Nghi
Làm tương tự với : Giận dữ – Lo Sợ – Đau Đớn – Yêu

B : Thấu hiểu khách hàng theo thói quen nhu cầu:

– Nhu cầu cơ bản : ăn – uống – ngủ – nghỉ – sex ….
– Nhu cầu an toàn: mong muốn điều ổn định,bền bỉ
– Nhu cầu xã hội : Thuộc về một nhóm,tầng lớp xã hội
– Nhu cầu tôn trọng: Được tầng lớp xã hội đó coi trọng
– Nhu cầu khẳng định bản thân : Tao cũng là người có vị thế, được khẳng định trong tầng lớp xã hội cao hơn bọn mày v.v…

Khi ta thấu hiểu khách hàng dựa trên hành vi, thói quen và luôn xuất hiện đúng lúc, đúng thời điểm, cung cấp các giá trị mà khách hàng mong muốn phù hợp với cảm xúc của khách hàng. Oh, wow! Khách hàng sẽ thấy rằng ta rất hiểu khách hàng .

thấu hiểu khách hàng

2 : Vậy làm sao để khách hàng “cảm giác” rất hiểu ta

– Cá nhân Kỷ cho rằng: con người là một thực thể rất mâu thuẫn. Việc chính bản thân chúng ta còn khó thể hiểu mình, thì một người ko hiểu một người mới là điều bình thường. Còn việc ai đó cho rằng rất hiểu người khác thì đó mới là điều bất bình thường.

Có thể Sếp quan tâm:  SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA FACEBOOK ADS & TIKTOK ADS

Tuy nhiên, thực tế thì Kỷ thấy trên đời rất nhiều người tự cho rằng mình thông minh. Tự cung cấp cho mình niềm TIN rằng mình hiểu người khác, nắm rõ người khác dựa trên những thông tin ít ỏi mà não bộ mình nhận được. Mặc dù, trên tổng những dữ kiện thực tế mà mình vô tình hay cố tình ko nhìn thấy, nghe thấy, hoặc nghĩ đến chứng minh rằng ngược lại .

( Nhắc lại, ai muốn trải nghiệm mình có điểm mù ko thấy – ko nghe dù thực tế đang xảy ra thì mời qua nhé)

Vậy những yếu tố nào khiến Khách Hàng “cảm thấy” hiểu ta? Đó là sự NHẤT QUÁN của 5 yếu tố sau đây :

A : Sự lặp đi – lặp lại của Thông Điệp

– Dựa trên “hiệu ứng Marketing Ngủ Quên ” việc lặp đi lặp lại một thông điệp dựa trên những gì KH muốn thấy, muốn nghe sau thời gian sẽ khiến KH quên đa phần các nội dung /cảm xúc trái chiều mà chỉ còn nhớ tới thông điệp bạn cần nhắn gửi .

B: Ý nghĩa của Thông Điệp.

– Dù một người tự nhận mình là thông minh cũng khó thể từ chối những ý nghĩa của thông điệp : điều này sẽ giúp anh tránh được xxx rủi ro , điều này sẽ giúp anh tạo được xxx giá trị , điều này sẽ giúp anh trân trọng xxx điều anh đang có .v.v…

C: Bối Cảnh quyết định nội dung.

– Sếp sẽ nói gì khi ở quán trà đá ? Sếp sẽ nói gì khi ở nhà hàng nhiều sao ? Sếp sẽ nói gì trong chiếc ô tô sang trọng ? Sếp sẽ nói gì trong các chuyến du lịch ?

Sếp nói gì không quan trọng. Bối cảnh quan trọng.

D : Nhịp Điệu – Cảm Xúc.

– Một điều Kỷ học được từ các anh chị Sale là nghệ thuật điều khiển nhịp điệu câu chuyện. Nếu Sếp muốn gây chú ý ? Hãy nói cao và nhanh. Nếu Sếp muốn neo cảm xúc ? Hãy nói chậm và trầm.
Sự đè nén của cảm xúc đến khi vỡ oà trong niềm vui & bất ngờ sẽ khiến ta có cảm giác như bỗng dưng hiểu ra tất cả.

E : Khán giả – người quan trọng nhất.

– Có 2 kiểu khán giả quan trọng : Người có mặt và người ko có mặt. Thường thì khán giả ko có mặt mới là KH có khả năng chi trả, còn người có mặt đôi khi chỉ là người tiêu dùng. Vậy làm sao để người tiêu dùng tác động để khách hàng chi trả ?

Oh ! Kỷ viết dài rồi. Kỷ cần nhắc lại một lần nữa. Con người sẽ có thiên kiến xác nhận, tức là sẽ ko nhìn thấy, ko nghe thấy một sự thật khách quan. Họ chỉ nhìn thấy và tự tưởng tượng ra một câu chuyện chủ quan theo ý họ. Kỷ cũng vậy, Kỷ ngu dại vô cùng.

Trên đây có thể là phương pháp, có thể chỉ là ước đoán ngu si của Kỷ dựa trên trải nghiệm ít ỏi của mình trong cuộc sống. Phương pháp thì ko có đúng sai, đúng sai nằm ở cái tâm người sử dụng nó!!

Có thể Sếp quan tâm:  Rèn luyện tư duy làm chủ sân chơi như thế nào ?

Mình là Doãn Kỷ – FOUNDER DC 3 Độ Agency

2 thoughts on “Học được gì từ vụ Thao Túng tâm lý lừa đảo đang hot?

  1. Pingback: Làm Thế Nào Đê Khách Hàng Trung Thành Với Thương Hiệu Của Bạn?

  2. Pingback: Học Marketing bằng cách tự soi gương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *