Marketing căn bản là gì? Tổng quan về Marketing căn bản 

marketing căn bản là gì

Marketing căn bản là công cụ hữu hiệu nhất trong hoạt động kinh doanh. Không chỉ tác động đến hành vi, tâm lý người tiêu dùng, Marketing còn giúp doanh nghiệp giữ vững vị thế trên thị trường kinh tế đầy cạnh tranh.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thế hiểu một cách đầy đủ, tường tận về Marketing căn bản.

Vậy thực chất Marketing căn bản là gì? Những chiến lược Marketing căn bản nào hiệu quả, thu hút?

Trong bài viết này, mình sẽ giúp Sếp hiểu đúng và đủ bản chất của các vấn đề trên. 

Marketing căn bản là gì?

marketing căn bản

Nền tảng vững chắc giúp cho việc kinh doanh có hiệu quả cao

Nhằm giúp hiểu đúng về Marketing căn bản là gì, Philip Kotler đã định nghĩa:  “Marketing căn bản là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua hoạt động trao đổi.”

Hiểu đơn giản, Marketing căn bản là một quy trình quản lý tổng thể có tính chất xã hội sâu sắc.

Qua đó, các cá nhân và doanh nghiệp thực hiện quá trình sản xuất, giao dịch, trao đổi và vận chuyển sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Marketing thực chất là một nghệ thuật khéo léo. Cá nhân và tổ chức sẽ tìm ra các phương pháp nhằm vượt qua loạt đối thủ cạnh tranh để bán sản phẩm cho những khách hàng tiềm năng.

Từ đó, khai thác tối đa nhu cầu của thị trường người tiêu dùng và nâng cao lợi nhuận cho các doanh nghiệp.

Vai trò của Marketing căn bản

Hiện nay, sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thế giới càng làm nổi bật tầm quan trọng của Marketing căn bản hơn.

Vì thế vẫn nhiều người muốn biết vai trò thực sự của Marketing căn bản là gì. Để Sếp và mọi người hiểu rõ hơn vai trò chính của Marketing cơ bản.

Trong nội dung này mình sẽ chia sẻ về 3 vai trò thiết yếu nhất.

Mặc dù, chỉ với 3 vai trò cơ bản thôi, nhưng cũng đủ để Sếp thấy rõ được vai trò then chốt của một chiến dịch Marketing căn bản đối với sự thành công của một doanh nghiệp. 

Tạo ra kết nối

Marketing gắn kết khách hàng

Gắn kết khách hàng và doanh nghiệp với nhau ngày càng khăng khít

Vai trò đầu tiên phải kể đến chính là tính kết nối. Với vai trò này, Marketing căn bản được ví như chiếc cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp cung ứng sản phẩm/dịch vụ. Một khi doanh nghiệp, tổ chức tạo được mối liên hệ và niềm tin từ lượng khách hàng tiềm năng.

Quá trình nghiên cứu chiến lược Marketing sẽ trở nên hiệu quả và chuyên sâu hơn. Vì thế, việc xây dựng và thử nghiệm sản phẩm cũng dễ dàng phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng.

Nhờ đó, khả năng thu hút sự chú ý và làm hài lòng các khách hàng mục tiêu đem lợi nhuận cao hơn. 

Truyền thông hai chiều

Marketing còn là kênh truyền thông 2 chiều. Nếu doanh nghiệp có thể tiến hành kinh doanh buôn bán hướng đến khách hàng.

Có thể bạn thích:  Kế hoạch truyền thông Marketing - quy trình đơn giản, bài bản

Họ cũng có quyền được cung cấp thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà mình mong muốn.

Hiện nay, các kênh truyền thông kỹ thuật số như chạy Quảng cáo, PR, … đã trở thành nền tảng cơ sở đưa ra quyết định của khách hàng.  

Quảng bá thương hiệu

thương hiệu vươn xa

Giúp thương hiệu vươn xa thị trường

Marketing căn bản là công cụ giúp xây dựng hình ảnh uy tín, tích cực cho thương hiệu.

Với thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro không lường trước được, trong khi đó đối thủ cạnh tranh không ngừng đe dọa thương hiệu.

Để có thể trụ vững trước sức mạnh cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải thỏa mãn được đúng và đủ nhu cầu khách hàng.

Đồng thời, cập nhật và bám sát các xu thế của thị trường nhằm tối ưu hoá lợi nhuận. 

Những chiến lược Marketing căn bản hiệu quả

Nếu muốn tối ưu ngân sách và nguồn nhân lực tốt nhất. Sếp cần phải tạo ra các chiến lược marketing căn bản tạo thu hút cho doanh nghiệp của mình.

Mỗi chiến lược được vạch ra phải có mục đích rõ ràng. Quy trình phải chi tiết và xác định đúng đối tượng mục tiêu.

Để áp dụng hiệu quả vào mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp. Sếp có thể tham khảo một số chiến lược được mình đúc kết và chia sẻ lại.

Chiến lược Marketing căn bản phân khúc thị trường

áp dụng chiến lược

Chiến lược Marketing được nhiều doanh nghiệp áp dụng

Chiến lược Marketing phân khúc thị trường là phương pháp phân chia thị trường thành các nhóm đối tượng có thể tiếp cận. Cụ thể: 

  • Khác biệt hóa: Chiến lược nhằm tạo ra sự khác biệt về sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Ban đầu, chi phí đầu tư cao và tốn nhiều thời gian. Nhưng một khi đã có sản phẩm mới thì chiến lược trở nên cực kỳ hiệu quả. Bởi vì nó có thể thỏa mãn nhu cầu riêng của từng phân khúc đối tượng.
  • Tập trung: Sếp chỉ cần tập trung vào một phân khúc khách hàng. Xây dựng các chiến dịch tập trung vào đáp ứng nhu cầu của họ ở một phạm vi xác định. 
  • Đại trà: Chiến dịch này áp dụng cho các sản phẩm thiết yếu, nhiều đối thủ cạnh tranh. Thông thường, các doanh nghiệp theo đuổi chiến dịch này nhằm phục vụ cho đông đảo lượng khách hàng trên thị trường. 

Chiến lược Marketing căn bản định vị thương hiệu

Chiến lược Marketing được đánh giá cao

Một chiến lược Marketing định vị thương hiệu bao gồm xây dựng hình ảnh tích cực về thương hiệu.

Tạo dấu ấn dấu ấn đặc trưng về doanh nghiệp trong nhận thức của khách hàng.

Chiến dịch này sẽ cần định vị doanh nghiệp dựa trên các yếu tố: lợi ích, thuộc tính, ứng dụng, danh mục, đối thủ cạnh tranh, chất lượng và giá cả sản phẩm. 

Chiến lược Marketing cạnh tranh

Chiến lược Marketing cạnh tranh là sử dụng mọi phương pháp để thoả mãn nhu cầu cho khách hàng tốt hơn so với đối thú nhằm phát triển và thu nhiều lợi nhuận.

Để thực hiện chiến lược Marketing cạnh tranh, Sếp cần nghiên cứu ưu thế và các chính sách tương tự từ đối thủ đế đề ra những kế hoạch tiếp theo tối ưu nhất. 

Tuy nhiên, không phải lúc nào sử dụng chiến lược cạnh tranh cũng đem lại lợi ích tốt đẹp.

Vì doanh nghiệp của Sếp có thể bị hạ bệ, chơi xấu bất cứ lúc nào. Do đó việc nghiên cứu thật kỹ về đối thủ, thị trường, khách hàng trước khi thực hiện một chiến dịch là điều cần thiết. 

Có thể bạn thích:  Cách xây dựng chiến lược Marketing đem lại hiệu quả cao

marketing tồn tại hay nằm lại

Chiến lược quyết định “ sự tồn tại” lâu dài của các doanh nghiệp

Chiến lược Marketing kỹ thuật số

Đây là một lựa chọn lý tưởng cho những doanh nghiệp biết nắm bắt xu thế phát triển của kỹ thuật số.

Hiện nay, có không ít các nhà kinh doanh đã thành công với các chiến lược Marketing được xây dựng và phát triển thông qua nền tảng này.

Tuy nhiên, khi xây dựng chiến lược Marketing kỹ thuật số, Sếp cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Chú trọng vào giá trị nội dung.
  • Sử dụng Marketing để thu hút khách hàng phải thật tự nhiên.
  • Khai thác đa dạng các kênh khác nhau nhu Facebook, Instagram, Youtube,.. để thúc đẩy tương tác.
  • Cập nhật thông tin doanh nghiệp và sản phẩm thường xuyên để tạo sự tin tưởng cho khách hàng.
  • Định hướng mục tiêu rõ ràng, linh hoạt thực hiện và tùy chỉnh, đảm bảo ngân sách phù hợp.

marketing kỹ thuật số

Chiến lược Marketing được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công

Giáo trình Marketing căn bản

Để có thể nắm bắt rõ hơn về Marketing căn bản và các cách xây dựng chiến thuật Marketing hiệu quả, Sếp có thể tham khảo giáo trình dưới đây:

  • Chương 1 – Nhập môn Marketing: Đây là chương nền tảng, tổng hợp toàn bộ các kiến thức cần thiết trước khi dấn thân vào ngành Marketing.
  • Chương 2 – Nghiên cứu Marketing: Tìm hiểu, phân tích các công trình  nghiên cứu vĩ đại của “cha đẻ” ngành Marketing. 
  • Chương 3 – Môi trường Marketing: Xem xét, lý giải mối quan hệ giữa khách hàng mục tiêu và doanh nghiệp sẽ được xây dựng, duy trì và củng cố dựa trên những yếu tố nào trong môi trường kinh doanh. 
  • Chương 4 – Thị trường và hành vi khách hàng: Hiểu tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường và hành vi khách hàng. Đồng thời, hướng dẫn cách nghiên cứu theo từng phân khúc và đối tượng cụ thể. 
  • Chương 5 – Chiến lược Marketing mục tiêu: Cách thiết lập chiến lược Marketing căn bản phù hợp với từng thị trường và đối tượng mục tiêu. 
  • Chương 6 – Sản phẩm và thương hiệu: Tìm hiểu về thương hiệu là gì? Phương pháp xây dựng, phát triển thương hiệu tích cực cho doanh nghiệp, cá nhân.
  • Chương 7 – Định giá sản phẩm: Chiến lược xác định giá cho sản phẩm tạo lợi nhuận, vai trò và ảnh hưởng của giá cả trong một Marketing tổng thể. 
  • Chương 8 – Phân phối sản phẩm: Địa điểm bán hàng, phương thức phân phối tiếp cận nhiều khách hàng hơn; các kênh phân phối phổ biến hiện nay.
  • Chương 9 – Các công cụ truyền thông và quảng bá: Cách quảng bá sản phẩm đến khách hàng tiềm năng, ưu và nhược điểm của các công cụ truyền thông, làm sao để tối đa hoá lợi nhuận và khách hàng mục tiêu. 

Nguyên tắc 4P trong Marketing căn bản

4P trong Marketing căn bản là mô hình tiếp thị bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), và Promotion (Xúc tiến thương mại).

Doanh số bán hàng sẽ phụ thuộc vào tính hiệu quả của việc áp dụng nguyên tắc 4P trong Marketing căn bản. Cụ thể về nguyên tắc 4P đó như thế nào, mời Sếp theo dõi tiếp.

1. Product (Sản phẩm)

sản phẩm của sếp định marketing là gì

Nguyên tắc Marketing căn bản được nhiều doanh nghiệp áp dụng

Sếp sẽ bán sản phẩm gì? Đây là nguyên tắc đầu tiên của Marketing cơ bản: Product.

Để tìm ra được đúng sản phẩm phù hợp, trước tiên Sếp phải biết khách hàng muốn gì, họ có yêu cầu đặc biệt gì sản phẩm.

Sau đó, Sếp hãy cố gắng điều chỉnh sản phẩm của doanh nghiệp mình sao cho gần đúng nhất với nhu cầu đó.

Có thể bạn thích:  Chia sẻ kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook hiệu quả cho bạn

Nếu mức độ đáp ứng càng cao thì khách hàng sẽ càng vừa ý và sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm của Sếp. “Sản phẩm” ở đây sẽ bao hàm tất cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. 

2. Price (Giá cả)

Giá cả của sản phẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn doanh thu bán hàng. Vì thế, Sếp cần xác định giá bán hợp lý để khách hàng vừa có thể an tâm với chất lượng sản phẩm, vừa thích hợp với thu nhập của họ. 

Một yếu tố giúp Sếp xác định giá trong Marketing cơ bản:

  • Chi phí sản phẩm (bao gồm nguyên vật liệu đầu vào và sản xuất).
  • Giá cá của đối thủ cạnh tranh.
  • Sự sẵn lòng mua hàng của khách hàng.
  • Nhận dạng thương hiệu sản phẩm.

Một khi nắm vững các yếu tố trên là cơ bản Sếp đã có thể đặt giá sản phẩm, mang về lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp của mình.

Tuy nhiên, việc định giá sản phẩm là vô cùng thách thức. Vì thế, nó sẽ quyết định rất lớn đến lượng sản phẩm bán ra để thu lời.

Bởi vậy, Sếp cần cẩn thận với các quyết định về giá. 

3. Place (Địa điểm)

địa điểm marketing

Nguyên tắc Marketing căn bản cần lựa chọn đúng

Place là địa điểm Sếp buôn bán và phân phối sản phẩm. Hiện nay có các kênh bán qua Online, địa điểm cố định và phân phối cho các đại lý Sếp muốn chọn hình thức nào?

Tuy nhiên trước khi lựa chọn địa điểm Sếp có thấy nó giúp mình tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu hay không?

Vì thế, mỗi một quyết định về địa điểm mà Sếp đưa ra sẽ đánh giá phần nào tính hiệu quả trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Do đó, cần phải cập nhật các cách thức phân phối mới và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài.

Dù ở bất cứ địa điểm và thời gian nào, Sếp cũng cần đảm bảo việc cung ứng sản phẩm đủ và kịp thời đến khách hàng yêu cầu. 

4. Promotions (Xúc tiến thương mại)

Đây là nguyên tắc quyết định mức độ doanh thu của doanh nghiệp Sếp. Promotion là phương pháp tiếp thị sản phẩm đến khách hàng mục tiêu.

Vì thế, Sếp phải làm thế nào để khách hàng nhớ đến thương hiệu của mình.

Tạo ấn tượng tích cực nhằm thúc đẩy việc mua sản phẩm nhanh hơn. Hiện nay, có một số kênh mà Sếp có thể tận dụng để thực hiện Promotion như:

  • Quảng cáo trên truyền hình Tivi, báo chí, tạp chí, radio.
  • Quảng cáo thông qua Internet, Facebook, Youtube, Instagram và nhiều nền tảng kỹ thuật khác.
  • Tổ chức các sự kiện, hội thảo hoặc tham dự các hội chợ thương mại.
  • Phát tờ rơi quảng cáo, in các poster, banner.

Bài Viết Liên Quan: Marketing Mix

Với những nội dung chia sẻ trên, chúng mình đã đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về Marketing cơ bản và các chiến dịch Marketing căn bản hiệu quả.

Nếu Sếp đang muốn hoạt động kinh doanh đạt hiệu suất cao, hãy nghiên cứu thật kỹ trước khi bắt đầu mọi thứ.

Ngoài ra, Sếp nên nắm vững các nguyên tắc cơ bản để xây dựng và lên ý tưởng chiến dịch tạo ra thu hút, đặc biệt hơn.

Nếu cảm thấy hài lòng với những thông tin đã được chia sẻ. Sếp hãy theo dõi Fanpage 3 Độ Agency và badoagency.com của chúng mình để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay và hữu ích mỗi ngày Sếp nhé.