Marketing gồm những mảng nào? Tổng hợp thông tin từ A – Z

Marketing gồm những mảng nào hiện vẫn là thắc mắc của rất nhiều Master mới vào nghề. Có thể thấy đây là một ngành tuy mới mẻ, nhưng lại được rất nhiều doanh nghiệp “chịu khó đầu tư”. Trong nội dung của bài viết hôm nay, mình sẽ chia sẻ tới Sếp những thông tin cơ bản, quan trọng nhất về chủ đề này.

Marketing gồm những bộ phận nào?

Marketing là một lĩnh vực rất rộng lớn, vì thế phải cần đến nhiều bộ phận đảm nhận công việc khác nhau. Mỗi một bộ phận sẽ có trách nhiệm giải quyết công việc đúng chuyên ngành của mình để làm sao có hiệu quả cho quá trình Marketing nhất. Hiện nay, các bộ phận phổ biến nhất trong Marketing vẫn là:

  • Giám đốc Marketing.
  • Trưởng phòng Marketing.
  • Digital Marketing.
  • SEO.
  • Content Marketing.
  • Thiết kế.
  • Tổ chức sự kiện.

Tìm hiểu Marketing gồm những mảng nào

Trong thời đại công nghệ mới 4.0, Marketing đang là một ngành hot và nhận được nhiều sự quan tâm. Có thể nói đây là một công việc/bộ phận cần phải có trong các doanh nghiệp. Đặc biệt là những thương hiệu muốn phát triển, vươn xa.

marketing gồm những mảng nào

Marketing là gì?

Marketing là một hoạt động quan trọng trong các công ty nhằm kết nối sản phẩm và dịch vụ đến với khách hàng tiềm năng. Marketing đóng vai trò là cầu nối để tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Bên cạnh đó, hoạt động Marketing còn đảm bảo nhiệm vụ duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Ở nhiều doanh nghiệp, Marketing được coi là con át chủ bài chiếm khoảng 80% toàn bộ nhân sự của công ty. Là một ngành mới với nhiều tiềm năng. Marketing có tính cạnh tranh cao, đòi hỏi sự cải tiến và sáng tạo mỗi ngày.

Ngoài ra, yếu tố quan trọng nhất trong Marketing là sự quan tâm, thấu hiểu của khách hàng. Từ đó, các cá nhân, doanh nghiệp có thể thuyết phục khách hàng tin tưởng mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ của mình. Đây cũng là cơ sở cho sự phát triển lâu dài của các đơn vị kinh doanh trong tương lai.

Bài Viết Liên Quan : Marketing là gì?

Marketing gồm những mảng nào?

Marketing là một lĩnh vực rất rộng và có nhiều mảng khác nhau. Do đó, việc hiểu rõ Marketing bao gồm những mảng nào sẽ giúp Sếp sớm định hướng trong việc lựa chọn lĩnh vực mình muốn học hơn.

Trong nội dung này, mình sẽ chia sẻ tới Sếp 5 mảng của Marketing. Mỗi mảng đều đóng vai trò quan trọng, giúp cho việc phát triển kinh doanh.

Mảng Brand

marketing có những mảng nào

Brand giúp xây dựng thương hiệu, phát triển doanh nghiệp

Mảng Brand được đánh đánh giá là một phần rất quan trọng trong quá trình Marketing. Mảng này bao gồm các yếu tố như: nhận diện, định vị thương hiệu, truyền thông thương hiệu,… Đây cũng là mảng đầu tiên để xây dựng thương hiệu  giúp cho việc hoạt động Marketing thuận lợi hơn.

Vai trò của mảng Brand là lập kế hoạch ra mắt sản phẩm mới. Đây là hoạt động then chốt quyết định 50% thành công của toàn bộ quá trình Marketing.

Có thể bạn thích:  Quảng cáo quay vòng trên Facebook là gì? Kích thước ảnh, video thế nào mới phù hợp?

Một số vị trí công việc trong mảng Brand team giúp Sếp tham khảo:

  • Quản lý nhãn hàng: Brand Manager.
  • Quản lý sản phẩm: Product Manager.
  • Quản lý phát triển sản phẩm: Product Development Manager.

Mảng Research 

marketing research

Research là đáp án cho câu hỏi “Marketing gồm những mảng nào?”

Mảng Research đóng vai trò nghiên cứu và đưa ra kết quả, thông số chính xác nhất. Nghiên cứu này giúp các chuyên viên Marketing có được kết quả chuẩn để thay đổi kế hoạch.

Sếp có thể dựa vào đó để hoạch định sản phẩm sao cho phù hợp với thương hiệu của mình. Kết quả phân tích từ Research đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản phẩm cũng như vạch ra kế hoạch truyền thông Marketing cho công ty.

Một số vị trí công việc trong mảng Research là:

  • Giám đốc nghiên cứu thị trường: Market Research Director.
  • Giám sát nghiên cứu thị trường: Market Research Supervisor.
  • Trưởng phòng nghiên cứu thị trường: Market Research Manager.
  • Nhà phân tích thị trường: Market Analyst.

Mảng Creative

Creative là mảng lên ý tưởng cho chiến dịch tiếp thị của công ty. Đây cũng là một trong những mảng quan trọng trong việc truyền tải thông điệp của doanh nghiệp tới khách hàng. Những người làm Creative sẽ  đưa ra ý tưởng thông qua hình ảnh, âm thanh, màu sắc,… để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Một số vị trí công việc trong mảng Creative là:

  • Designer.
  • Content writer.
  • Copywriter.
  • Editor.

mảng Creative trong marketing

Creative – mảng cần phải có trong Marketing

Mảng Trade Marketing

Trade Marketing hay còn gọi là mảng trưng bày và bán sản phẩm. Sau khi hoàn thiện sản phẩm, bộ phận Trade Marketing sẽ lựa chọn địa điểm bày bán sản phẩm sao cho ấn tượng và thu hút người mua. 

Trong Marketing, đây cũng là mảng có vai trò quan trọng không kém những mảng còn lại. Mảng Trade Marketing giúp khách hàng có thể tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp để sử dụng. Những sản phẩm đó sẽ thường được trưng bày bán ở siêu thị, hội chợ,…v.v.

Public Relations – Quan hệ công chúng

Nhắc đến “Marketing gồm những mảng nào” thì không thể bỏ qua mảng quan hệ công chúng. Mảng này có vai trò quản lý giao tiếp với truyền thông, khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư và công chúng. Đây có thể coi là bộ phận phát ngôn của công ty, là người định hình phong cách thương hiệu của sản phẩm trong mắt người tiêu dùng. 

Công việc của bộ phận Public Relations là viết thông cáo báo chí để quảng bá sản phẩm mới hoặc nhằm thông báo cho cộng đồng các nhà đầu tư về quan hệ đối tác kinh doanh, tin tức của công ty.

Một số vị trí công việc trong mảng Public Relations như:

  • Government PR Departments.
  • Public Relations Coordinator.
  • Account Executive.
  • Media Relations.
  • Director, Vice-President.

Public Relation

Public Relation – mảng khẳng định thương hiệu, tạo niềm tin tới khách hàng

Digital Marketing và những mảng trong Digital Marketing

Ngoài việc tìm hiểu Marketing gồm những mảng nào, có nhiều Sếp vẫn muốn biết thêm Digital Marketing là gì và Digital Marketing bao gồm những gì? Vì thế trong nội dung này, mình sẽ chia sẻ thêm để các Sếp hiểu rõ và đi sâu hơn.

Digital Marketing là gì?

Digital Marketing dịch sang tiếng việt là tiếp thị kỹ thuật số. Đây là hình thức Marketing phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay. Digital Marketing có thể hiểu đơn giản là các phương thức quảng bá sản phẩm/dịch vụ nhằm tác động đến nhận thức và sự quan tâm của khách hàng.

Có thể bạn thích:  Marketing căn bản là gì? Tổng quan về Marketing căn bản 

Nói một cách dễ hiểu, Digital Marketing là các hình thức quảng cáo sản phẩm/dịch vụ có thể đo lường trực tiếp, tương tác cao và có mục đích rõ ràng. Trong quá trình thực hiện Digital Marketing sử dụng nhiều kỹ thuật quảng cáo khác nhau.

Kỹ thuật này bao gồm: công nghệ số Digital, quảng cáo trên tivi, đài phát thanh, các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận và giữ chân khách hàng.

digital marketing là gì

Digital Marketing – hình thức tiếp thị được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao

Digital Marketing bao gồm những gì?

Digital Marketing không còn là thuật ngữ xa lạ đối với giới trẻ hiện nay. Đặc biệt là những Sếp đang muốn theo đuổi công việc trong lĩnh vực Marketing  và truyền thông. Tiếp thị kỹ thuật số là một lĩnh vực rộng lớn và các hình thức Digital Marketing trong đó rất đa dạng.

Social Media Marketing

Social Media Marketing (tiếp thị trên mạng xã hội) là một trong những lĩnh vực Marketing nóng nhất trong những năm gần đây. Đó là một phương pháp tiếp thị thông qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và Tiktok và nhiều nền tảng khác.

Tiếp thị truyền thông xã hội không chỉ đơn thuần là đăng bài trên các kênh xã hội và trả lời các bình luận. Một phần quan trọng của tiếp thị truyền thông xã hội là phân tích dữ liệu và xây dựng chiến lược dựa trên dữ liệu đó. Do đó, Social Media Marketing phức tạp hơn nhiều so với việc quản lý hồ sơ cá nhân trên Facebook hoặc Instagram cá nhân.

social media marketing

Lĩnh vực quan trọng trong Digital Marketing 

Search Engine Marketing

Một trong những hình thức Digital Marketing rất phổ biến khác là Search Engine Marketing (tiếp thị trên công cụ tìm kiếm – SEM). Hiện nay, SEM gồm có 2 kênh chính là SEO và PPC.

  • SEO (Search engine optimization) dịch sang tiếng việt có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây là một hình thức tiếp thị miễn phí. SEO tập trung vào việc giúp trang web của doanh nghiệp xếp hạng cao hơn trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Mục đích là thu hút những người tiêu dùng này truy cập trang web của doanh nghiệp, tìm hiểu thêm về sản phẩm và cuối cùng là sử dụng sản phẩm đó. 
  • PPC (Pay-per-click) là một loại hình quảng cáo trên công cụ tìm kiếm có trả phí. Tương tự như SEO, mục đích cũng nhằm thu hút lượng truy cập của người dùng đến trang web của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự khác biệt là Sếp sẽ phải trả tiền mỗi khi quảng cáo của Sếp (bao gồm cả liên kết đến trang web) được nhấp vào.

Email Marketing

Tiếp thị qua Email (Email marketing) là một hình thức được sử dụng để gửi thông tin trực tiếp đến hộp thư Email của khách hàng. Nó có thể được sử dụng như một chiến dịch dài hạn hoặc ngắn hạn cho Digital Marketing.

Hiện nay, tiếp thị qua Email là một trong những hình thức tiếp thị kỹ thuật số nhanh nhất mà Sếp có thể sử dụng để tiếp cận và thu hút khách hàng của mình. 

Mobile Marketing

Tiếp thị trên điện thoại di động cũng là một trong những hình thức tiếp thị kỹ thuật số được áp dụng phổ biến. Loại tiếp thị này tập trung vào việc tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua quảng cáo trên điện thoại di động hoặc máy tính bảng của Sếp. Vì thế, rất tiện lợi và không tốn nhiều thời gian.

Có thể bạn thích:  Giới thiệu về Meta Pixel - Những điều cần biết về Meta Pixel

Content Marketing

nguồn content

Hình thức phổ biến và cần được dùng trong Digital Marketing 

Content Marketing là việc tạo ra nội dung để tăng nhận thức về thương hiệu. “Nội dung” Marketing có thể là các bài đăng trên blog, video, ebook hoặc podcast. Thường nội dung Marketing sẽ phải cung cấp giá trị cho người tiêu dùng, chứ không chỉ đơn thuần là quảng cáo thương hiệu/sản phẩm.

Ngoài ra, tiếp thị nội dung còn bổ trợ với các hình thức tiếp thị kỹ thuật số khác. Vì thế, Content Marketing có thể được kết hợp với các từ khóa của công cụ tìm kiếm trong SEO hoặc được chia sẻ dưới dạng các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội và các ấn phẩm tiếp thị qua Email. 

Display Advertising

Đây có lẽ là một trong những hình thức Digital Marketing mà Sếp thấy quen thuộc nhất. Vì đây là hình thức dễ dàng bắt gặp ở những banner quảng cáo khi truy cập vào các trang web hoặc mạng xã hội.

Display Advertising có thể ở dạng hình ảnh động, hình ảnh tĩnh hoặc video và được gọi chung là quảng cáo hiển thị. Tương tự như cách hoạt động của PPC, Display Advertising được tính phí dựa trên mỗi lần nhấp chuột.

Affiliate Marketing

Tiếp thị liên kết tập trung vào mối quan hệ giữa người bán, nhà tiếp thị trung gian và khách hàng. Đây là hình thức cho phép các nhà sản xuất làm việc với các cá nhân hoặc công ty trung gian để quảng bá và phân phối sản phẩm của họ.

Hình thức này đặc biệt phổ biến trên các trang thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Amazon, Ebay). Các đơn vị liên kết này sẽ quảng bá sản phẩm của Sếp trên trang web của họ và Sếp sẽ nhận được hoa hồng nếu bán được sản phẩm.

Influence Marketing 

Influence Marketing cũng là một hình thức Digital Marketing hiệu quả. Ở loại hình Digital Marketing này các công ty sẽ hợp tác với những người có ảnh hưởng. Thường là người nổi tiếng, những chuyên gia có sức ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội. Vì họ là những người đã giành được đông đảo sự tin tưởng của cộng đồng người theo dõi. 

Tổng kết

Marketing gồm những mảng nào thì cũng sẽ quan trọng ở cả 2 hình thức Marketing truyền thống và Digital Marketing. Vì Marketing truyền thống hay Digital Marketing đều là các hình thức tiếp thị rất phổ biến.

Do đó, Marketing quả thực là một ngành rất hot đặc biệt trong thời đại 4.0. Nắm được các thông tin, kiến thức này sẽ giúp Sếp có thêm một sự lựa chọn ngành nghề tốt trong tương lai.

Vậy là mình đã chia sẻ cho Sếp những thông tin liên quan đến Marketing. Trong đó có Marketing gồm những mảng nào? Digital Marketing là gì? Digital Marketing gồm những gì? Hy vọng qua nội dung chúng mình chia sẻ, Sếp sẽ ứng dụng khi làm Marketing đạt hiệu quả cao.

Chúc Sếp sức khỏe, học tập và làm việc thật tốt. Để cập nhập thêm nhiều kiến thức mới. Nếu các sếp cần sử dụng dịch vụ gì bên mình, sếp hãy để lại thông tin bên mình sẽ liên hệ tư vấn thêm nhé. Cảm tạ các Sếp!!